Ngày 6/10/2011, tại Diễn đàn đầu tư "Nước Nga vẫy gọi" tổ chức tại thủ đô Moscow, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tuyên bố: "Nga sẽ không tham gia NATO và EU". Đây là lời tuyên bố gây sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế. Câu hỏi được đặt ra là, vì sao Nga lại không tham gia NATO và EU?
Ngày 6/10/2011, tại Diễn đàn đầu tư "Nước Nga vẫy gọi" tổ chức tại thủ đô Moscow, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tuyên bố: "Nga sẽ không tham gia NATO và EU". Đây là lời tuyên bố gây sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế. Câu hỏi được đặt ra là, vì sao Nga lại không tham gia NATO và EU?
Trước khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực, một số nhà phân tích cảnh báo có thể xảy ra “những xáo trộn lớn trên thị trường” và lệnh cấm vận mới của EU là phức tạp hơn và sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn so với những biện pháp đã áp dụng trước đó. Tuy nhiên, không phải vị chuyên gia nào cũng đồng tình với quan điểm này.
Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, Trưởng phân tích thị trường dầu thô của Công ty tư vấn Kpler, ông Viktor Katona, nói: “Đã có những ý kiến cho rằng lệnh cấm mới sẽ gây ra một sự gián đoạn lớn. Nhưng thực sự, tôi không nghĩ rằng đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt. Cơ sở cho niềm tin này là khả năng sáng tạo của con người, và cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ để có một giải pháp mới, một chuỗi cung ứng mới, một con đường mới. Rồi câu chuyện cũng sẽ tương tự như câu chuyện trần giá dầu áp từ tháng 12 năm ngoái. Trước đó, người ta đã lo sợ nhiều thứ, nhưng cuối cùng, những nỗi sợ đó nhìn chung không trở thành sự thật”.
Khi được hỏi về những thay đổi trên thị trường các sản phẩm dầu tinh luyện của Nga trong thời gian gần đây, trước và sau khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, ông Katona cho rằng sự thay đổi thực ra không diễn ra ở châu Âu mà ở khu vực Bắc Phi. Theo vị chuyên gia, các quốc gia Bắc Phi được dự báo sẽ mua được thêm ít nhất 6 triệu thùng dầu diesel với hàm lượng lưu huỳnh siêu thấp từ Nga. Ông ước tính số dầu này bằng khoảng 1/4 lượng dầu diesle mà EU vẫn thường mua của Moscow, đồng thời nhấn mạnh các quốc gia Bắc Phi không phải là thành viên của liên minh áp trần giá lên dầu Nga.
“Về cơ bản, bạn chỉ cần nhỏ một giọt gì đó khác vào một lô dầu diesel Nga, lô dầu đó sẽ biến thành hàng Morocco, hàng Algeria, hay hàng Tunisia”, ông Katona nói. “Tất cả những nước này đều đang tăng mạnh việc nhập dầu diesel Nga. Chúng tôi cho rằng tới đây sẽ có rất nhiều dầu diesel được xuất khẩu đi từ Bắc Phi, về bản chất đó là dầu Nga nhưng đã mang một danh nghĩa khác”.
Các nhà phân tích của Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group nói rằng các biện pháp trừng phạt mới nhất của phương Tây có thể sẽ dẫn tới sự chuyển hướng của các dòng chảy năng lượng thay vì gây ra một sự gián đoạn nghiêm trọng về nguồn cung. Theo Eurasia, thị trường các sản phẩm dầu đã có nhiều tháng để chuẩn bị trước cho lệnh cấm này.
“Trong khi các dòng chảy đang chuyển hướng, một vài gián đoạn là có thể, nhất là ở thị trường các sản phẩm chưng cất vốn dĩ đã thắt chặt trước khi lệnh cấm có hiệu lực. Dù vậy, Nga có thể xoay sở để bù đắp thậm chí hoàn toàn cho nguồn thu bị mất từ thị trường EU, đặc biệt nếu nền kinh tế đang hồi phục của Trung Quốc dừng xuất khẩu lượng lớn xăng dầu dôi dư và thay vào đó bắt đầu nhập khẩu với khối lượng lớn trở lại”, một báo cáo của Eurasia nhận định.
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 7-2023 phát hành ngày 13-02-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Hãng thông tấn Cộng hòa Séc (CTK) ngày 16/7 dẫn báo cáo tháng 7 của Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) cho biết, so với cùng kỳ năm 2023, khối lượng khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu qua đường ống sang các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tăng 24%.
Theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2024 tổng cộng 80 tỷ m3 khí đốt tự nhiên đã được vận chuyển vào EU thông qua các hệ thống đường ống, hơn một nửa trong số đó là nhập khẩu từ Na Uy. Các nước xuất khẩu chủ yếu tiếp theo lần lượt là Algieria, Nga và Azerbaijan.
GECF không nêu số liệu cụ thể về từng nhà xuất khẩu, song cho biết so với cùng kỳ năm 2023, lượng khí đốt tự nhiên EU nhập từ Nga đã tăng tới 24%.
Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của EU vẫn có xu hướng giảm khi lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu vào EU trong tháng Sáu đã giảm xuống còn 7,4 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.
Trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu LNG vào EU giảm 19% so với cùng kỳ năm 2023, xuống còn 47,22 triệu tấn.
Kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022, các quốc gia thành viên EU đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, chủ yếu là khí đốt tự nhiên.
EU vẫn đang cố gắng giảm mức tiêu thụ và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, chẳng hạn như LNG từ Mỹ hoặc khí đốt từ Azerbaijan.