Tên gọi Thất Sơn lần đầu được biên chép trong "Ðại Nam nhất thống chí" của sử quán triều Nguyễn, gồm: núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, núi Ốc Nhẫm (núi Dài), Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa. Còn Hồ Biểu Chánh trong "Thất Sơn huyền bí" và nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu trong "Thất Sơn mầu nhiệm" cũng đã xác lập Thất Sơn gồm những núi nào. Ðến năm 1984, Trần Thanh Phương xuất bản "Những trang sử về An Giang" đã kể tên bảy ngọn núi và được ghi nhận trong Ðịa chí An Giang đến ngày nay, gồm: Anh Vũ Sơn (núi Két), Ngũ Hồ Sơn (núi dài Năm Giếng), Thiên Cấm Sơn (núi Cấm), Liên Hoa Sơn (núi Tượng), Ngọa Long Sơn (núi Dài lớn), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Thủy Ðài Sơn (núi Nước)... "Gia Ðịnh thành thông chí" của Trịnh Hoài Ðức ghi chép: "Miệt Thất Sơn hoang vu, cây cối um tùm, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo. Ở đây hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc". Bấy nhiêu đó đủ hình dung Thất Sơn hiểm trở nhường nào.
Tên gọi Thất Sơn lần đầu được biên chép trong "Ðại Nam nhất thống chí" của sử quán triều Nguyễn, gồm: núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, núi Ốc Nhẫm (núi Dài), Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa. Còn Hồ Biểu Chánh trong "Thất Sơn huyền bí" và nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu trong "Thất Sơn mầu nhiệm" cũng đã xác lập Thất Sơn gồm những núi nào. Ðến năm 1984, Trần Thanh Phương xuất bản "Những trang sử về An Giang" đã kể tên bảy ngọn núi và được ghi nhận trong Ðịa chí An Giang đến ngày nay, gồm: Anh Vũ Sơn (núi Két), Ngũ Hồ Sơn (núi dài Năm Giếng), Thiên Cấm Sơn (núi Cấm), Liên Hoa Sơn (núi Tượng), Ngọa Long Sơn (núi Dài lớn), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Thủy Ðài Sơn (núi Nước)... "Gia Ðịnh thành thông chí" của Trịnh Hoài Ðức ghi chép: "Miệt Thất Sơn hoang vu, cây cối um tùm, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo. Ở đây hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc". Bấy nhiêu đó đủ hình dung Thất Sơn hiểm trở nhường nào.
Từ nửa cuối thập niên 1980, điện ảnh Trung Quốc bắt đầu thực sự khởi sắc với các đạo diễn Thế hệ thứ 5, những người mới tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh thời gian trước đó (phần lớn là năm 1982). Có thể kể tới các đạo diễn Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, Trương Quân Chiêu và Điền Tráng Tráng. Họ là thế hệ nhà làm phim đầu tiên tốt nghiệp sau Cách mạng văn hóa và đã sớm khẳng định được mình bằng phong cách làm phim và đề tài mang tính đột phá. Hai bộ phim mở đầu cho thành công của thế hệ đạo diễn này là Nhất cá hòa bát cá (一个和八个, 1983, do Trần Đạo Minh thủ vai chính) của Trương Quân Chiêu và Hoàng thổ (黄土地, 1984, bộ phim xếp thứ 4 trong danh sách phim tiếng Hoa hay nhất 100 năm qua[7]) của Trần Khải Ca. Nhà quay phim cho cả hai bộ phim này là Trương Nghệ Mưu, người sau đó cũng có những thành công của riêng mình với Cao lương đỏ (红高粱, 1987), Cúc Đậu (菊豆, 1989) và Đèn lồng đỏ treo cao (大红灯笼高高挂, 1991). Không chỉ thành công trong nước, các đạo diễn này còn giành rất nhiều giải thưởng lớn tại các liên hoan phim uy tín, Cao lương đỏ của Trương Nghệ Mưu giành giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Berlin, Thu Cúc đi kiện (秋菊打官司, 1992) cũng của Trương Nghệ Mưu giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và đặc biệt Bá Vương biệt cơ (霸王別姬, 1993) của Trần Khải Ca đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.
Cùng với các đạo diễn thế hệ thứ 5, một thế hệ ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc cũng thực sự khẳng định được vị trí của mình. Tiêu biểu trong số này là Củng Lợi, nữ diễn viên đóng vai chính trong hầu hết các bộ phim của Trương Nghệ Mưu hay Khương Văn, người sau này cũng trở thành một đạo diễn xuất sắc của điện ảnh Trung Quốc.
Giữa thập niên 1990, thế hệ đạo diễn tiếp theo của Trung Quốc, thế hệ thứ 6, bắt đầu thể hiện khả năng với các bộ phim mang đề tài hiện thực và cách nhìn mới mẻ về một xã hội Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Tác phẩm tiêu biểu của thế hệ thứ 6 có thể kể tới Xe đạp Bắc Kinh (十七岁的单车, 2001) của Vương Tiểu Suất, Đông cung Tây cung (東宮西宮, 1996) của Trương Nguyên, Sông Tô Châu (苏州河, 2000) của Lâu Diệp.
Cùng với việc Hồng Kông trở về với Trung Quốc năm 1997 và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đại lục, bốn nền điện ảnh tiếng Hoa bắt đầu có những tác phẩm hợp tác, đặc biệt là về đề tài phim lịch sử và phim kiếm hiệp vốn là sở trường của điện ảnh Trung Quốc ngay từ thời kỳ đầu. Năm 1999, tác phẩm hợp tác Ngọa hổ tàng long (臥虎藏龍) với đạo diễn Lý An người Đài Loan, được quay ở Trung Quốc, có dàn diễn viên nổi tiếng đến từ cả ba khu vực như Châu Nhuận Phát (Hồng Kông), Chương Tử Di (Trung Quốc) và Trương Chấn (Đài Loan), đã thành công vang dội trên thị trường quốc tế và giúp điện ảnh ba khu vực này tìm được hướng đi mới, đó là các bộ phim kiếm hiệp pha trộn lịch sử có tính thương mại cao và tận dụng thế mạnh của mỗi nền điện ảnh. Năm 2002 bộ phim Anh hùng (英雄) của Trương Nghệ Mưu theo hướng đi mới này đã thành công và đánh dấu sự hình thành của ngành công nghiệp điện ảnh mới ở Trung Quốc. Lấy bối cảnh lịch sử đời Tần Thủy Hoàng với rất nhiều cảnh quay đẹp ở Trung Quốc và dàn diễn viên toàn sao như Lý Liên Kiệt, Chương Tử Di, Trương Mạn Ngọc, Lương Triều Vĩ, Anh hùng đã phá kỷ lục doanh thu ở Trung Quốc, đồng thời đạt được doanh thu rất cao ở châu Á và thậm chí là thị trường phim Mỹ.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc, nền điện ảnh cũng phát triển theo, do đó ngày càng nhiều nhà làm phim, chuyên viên điện ảnh, đạo diễn và tài tử Hồng Kông, Đài Loan chuyển sang thị trường Trung Quốc tập trung lập nghiệp, trong đó những trường hợp tài năng của họ một số người không được phát triển đúng mức ở môi trường cũ, khi sang Đại Lục thì trở thành minh tinh hạng A nổi tiếng, như trường hợp của ca sĩ Đài Loan Hoắc Kiến Hoa. Hiện tượng này góp phần làm thăng tiến cho phim ảnh Trung Quốc đại lục, nhưng đồng thời cũng khiến cho điện ảnh các quốc gia và vùng lãnh thổ Hoa ngữ khác bị thoái trào, bởi các tài năng đều chuyển sang Trung Quốc lập nghiệp, đưa đến hiện tượng chảy máu chất xám trong lĩnh vực điện ảnh. Một trường hợp khác là nhà sản xuất, đạo diễn nổi tiếng Lý Quốc Lập của TVB Hồng Kông từ chối ký gia hạn hợp đồng mà chuyển sang làm việc cho hãng phim Thượng Hải Đường Nhân ở Trung Quốc, sau nổi danh với loạt phim Tiên Kiếm Kỳ Hiệp truyện.
Điện ảnh và làng giải trí ở thị trường Trung Quốc là nơi rất khó chen chân vào cạnh tranh, vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, dự án, hãng phim, đài truyền hình lớn, diễn viên tiềm năng, học viện điện ảnh. Tuy vậy, cũng vì sự phong phú này mà mở ra càng nhiều đất diễn và cơ hội phát triển cho các quốc gia châu Á khác. Gần đây, nhiều tài tử Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tham gia các dự án phim của Đại Lục.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Năm 1966, Cách mạng văn hóa bùng nổ đã đưa cả nền văn hóa Trung Quốc, trong đó có điện ảnh, rơi vào chỗ khủng hoảng nặng nề. Gần như toàn bộ các tác phẩm điện ảnh bị cấm lưu hành, chỉ có rất ít các bộ phim mới được sản xuất (trong đó có phiên bản vũ kịch của Hồng sắc nương tử quân năm 1971). Nền điện ảnh của Trung Quốc đại lục gần như chững lại trong giai đoạn 1967-1972, việc làm phim chỉ bắt đầu được khởi động trở lại sau khi Bè lũ bốn tên bị xét xử và chỉ thực sự hoạt động bình thường từ năm 1976.
Trong thập niên 1980, công nghiệp điện ảnh Trung Quốc gặp khó khăn trước sự cạnh tranh từ các loại hình giải trí khác trong khi những bộ phim có tính giải trí cao (như phim kinh dị hoặc phim võ thuật) lại rất khó vượt qua được sự kiểm duyệt của chính quyền. Vì vậy để thu hút công chúng, các nhà điện ảnh Trung Quốc tập trung khai thác đề tài xã hội mà tiêu biểu là các bi kịch trong giai đoạn Cách mạng văn hóa trước đó cũng như di chứng của cuộc biến động này. Bộ phim đáng chú ý nhất theo thể loại này là bộ phim của đạo diễn Tạ Tấn, Phù Dung trấn (芙蓉镇, 1986), bộ phim đã đưa Khương Văn và Lưu Hiểu Khánh trở thành các ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc.