Căn cứ kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, ngày 03/01/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc, lệnh bắt bị can để tạm giam trong thời hạn 04 (bốn) tháng đối với Ngô Quốc Trưởng, sinh năm 1975, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái và Đoàn Việt Hưng, sinh năm 1971, Thanh tra viên, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Căn cứ kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, ngày 03/01/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc, lệnh bắt bị can để tạm giam trong thời hạn 04 (bốn) tháng đối với Ngô Quốc Trưởng, sinh năm 1975, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái và Đoàn Việt Hưng, sinh năm 1971, Thanh tra viên, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trước đó, Bộ Công Thương vừa có quyết định về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
Quyết định này được thực hiện sau khi Bộ Công Thương lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu năm 2023 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 11/8/2023.
Theo đó, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil có địa chỉ trụ sở chính 465-467 Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh phải gửi bản chính Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số 55/GPXD-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp ngày 19/11/2021 về Bộ Công Thương.
Đồng thời, chuyển nộp ngay toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước và gửi bản sao chứng từ chuyển nộp tiền về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).
Xuyên Việt Oil được yêu cầu gửi bản chính giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu về Bộ Công Thương.
Trước đó vào đầu tháng 8/2023, lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1896 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu trong năm 2023 đối với 4 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xuyên Việt Oil (số 465-467 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát (số 73 Lê Lợi, phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình); Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (số 287 Ngô Đức Kế, quận Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An); Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà (Số 132 khu 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
Đoàn kiểm tra đã kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối. Ngoài ra, các thương nhân đầu mối bị kiểm tra việc duy trì các điều kiện về kinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, Nghị định 08 về điều kiện đầu tư kinh doanh, Nghị định 95 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83).
Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xuyên Việt Oil là 1 trong số gần 40 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước, được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu ngày 19/11/2021, hiệu lực trong 5 năm.
Năm 2022, Công ty Xuyên Việt Oil không được hải quan giải quyết nhập khẩu xăng, dầu. Lý do được Bộ Tài chính nêu là do công ty chậm nộp thuế, số thuế cưỡng chế lên tới trên 684 tỷ đồng.
Vì vậy, Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Xuyên Việt Oil theo quy định tại Nghị định 126/2020.
Đáng chú ý, tại kết luận thanh tra được Bộ Công Thương đã chỉ ra nhiều điều bất thường tại doanh nghiệp này.
Cụ thể, một trong những điều kiện quan trọng để Xuyên Việt Oil có được giấy phép làm đầu mối là đáp ứng về hệ thống phân phối, bên cạnh các quy định về cầu cảng, kho chứa, phương tiện vận chuyển…
Trong đó, để đủ điều kiện về hệ thống phân phối, có 37 đại lý bán lẻ của Công ty CP Đại Đồng Xuân được Công ty Xuyên Việt Oil kê khai thuộc hệ thống của mình thông qua cơ chế công ty mẹ - con. Cụ thể là Xuyên Việt có góp vốn trên 50% vào Công ty Đại Đồng Xuân.
Thế nhưng, điều đáng nói là, cũng chính trong ngày Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, Công ty Xuyên Việt Oil và Công ty CP Đại Đồng Xuân đã ký kết văn bản huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và tại thời điểm huỷ bỏ, “hai bên chưa thực hiện bất cứ quyền và nghĩa vụ nào của hợp đồng đã ký kết”.
“Điều này là không đúng quy định”, Bộ Công Thương khẳng định đồng thời kết luận Công ty Xuyên Việt chưa đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (có tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý hoặc thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu).
Năm 2021, công ty này không đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương. Trong quá trình thanh tra, doanh nghiệp bị phạt hành chính tới 4 hành vi, trong đó có việc không đăng ký hệ thống phân phối; không đáp ứng điều kiện hệ thống phân phối; gian lận trong kê khai đại lý…
Tháng 7/2022, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil đã bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu trong vòng 1,5 tháng.
Theo báo Lao động, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Quá trình điều tra vụ án xác định: Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin; Phạm Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc SBIC (Vinashin) đã có hành vi: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, ký duyệt gửi tiền có kỳ hạn của Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam SBIC) vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) trái quy định pháp luật, đồng phạm với Trần Đức Chính, kế toán toán trưởng Tập đoàn Vinashin trong việc chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank.
Ngày 6/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can số 237/C03-P15 và số 238/C03-P15; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355, Bộ luật Hình sự 2015. Các Quyết định và Lệnh nói trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung mở rộng điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội và thu hồi, kê biên tài sản do phạm tội mà có.
Theo Tri thức trực tuyến, trước đó kế toán trưởng Vinashin là Trần Đức Chính và cựu Chủ tịch HĐTV tập đoàn này là Nguyễn Ngọc Sự đã bị cơ quan điều tra bắt tạm giam về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Kết quả điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm cho thấy ông Sự có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Oceanbank để một số cá nhân chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất. Bị can Trần Đức Chính ngoài trực tiếp tham gia vụ án này còn liên quan vụ việc tương tự xảy ra trong thời ông ta làm Kế toán trưởng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).
Tại phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại VPI hồi tháng 8, Trần Đức Chính lĩnh 18 tháng tù. Việc chi lãi ngoài của OceanBank được Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT nhà băng này, triển khai từ năm 2010 nhằm lôi kéo đối tác sử dụng dịch vụ ngân hàng. Từ chỉ đạo này, các khối, ban nghiệp vụ thuộc Hội sở và giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch OceanBank đã chi lãi ngoài huy động vốn.
Kết quả điều tra xác minh từ 2010 đến 31/11/2014, Oceanbank chi lãi ngoài hơn 1.500 tỷ đồng, khiến ngân hàng mất thanh khoản trước khi bị mua lại với giá 0 đồng. Kết quả xét hỏi tại tòa và điều tra mở rộng cho thấy, tiền lãi ngoài được chi cho nhiều cá nhân là quan chức thuộc Tập đoàn Dầu khí và đơn vị trực thuộc.
Xét xử phúc thẩm đại án Oceanbank, TAND Cấp cao ở Hà Nội đã tuyên y án chung thân với Hà Văn Thắm, tuyên tử hình với nguyên Tổng giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn.