Bhutan Có Thật Sự Hạnh Phúc

Bhutan Có Thật Sự Hạnh Phúc

Phúc XO từng chia sẻ rằng sau khi gia đình qua cơn khốn khó, trở nên giàu có thì anh này muốn cha mẹ được sung túc. Khi thấy Phúc đeo nhiều vàng thì cha Phúc tỏ ra khó chịu bởi vì cảm thấy "dị hợm và ngứa mắt".

Phúc XO từng chia sẻ rằng sau khi gia đình qua cơn khốn khó, trở nên giàu có thì anh này muốn cha mẹ được sung túc. Khi thấy Phúc đeo nhiều vàng thì cha Phúc tỏ ra khó chịu bởi vì cảm thấy "dị hợm và ngứa mắt".

Càng nhiều tiền càng có nhiều vấn đề

Tôi nghĩ rằng có nhiều tiền hơn là câu trả lời cho mọi thứ. "Nếu tôi kiếm nhiều tiền hơn thì lập tức những vấn đề này biến mất." Nhưng sự thật lại không phải vậy. Một trong những cố vấn của tôi, người rất giàu có, từng nói với tôi rằng: "Bạn càng kiếm nhiều tiền, thì vấn đề của bạn càng lớn lên."

Điều ông muốn nói là, tiền luôn đi kèm với một cái giá. Bạn càng có nhiều khoản đầu tư, bạn càng mất nhiều tiền. Cũng giống như việc bắt đầu kinh doanh, khi một công ty càng phát triển thì bạn càng có thêm nhiều trách nhiệm và vấn đề.

Cuộc sống không đơn giản. Cho dù bạn có kiếm được nhiều tiền đi chăng nữa.

Quay lại thời gian khi còn theo đuổi tiền bạc. Tôi dậy lúc 6h sáng và làm việc cho đến khi đi ngủ. Lúc nào tâm trạng tôi cũng tồi tệ. Chia tay bạn gái. Không có thời gian cho bạn bè. Thực tế là tôi không có thời gian để tận hưởng bất cứ thứ gì.

Câu chuyện của tôi không phải là duy nhất. Trên thực tế, những câu chuyện kiểu "tôi theo đuổi tiền bạc" thì phổ biến hơn những câu chuyện về những người kiếm được nhiều tiền.

Khi một triệu phú nói với bạn rằng tiền không mua được hạnh phúc, tất cả chúng ta đều nghĩ như vậy: "Nói thì dễ."

Đây là lý do tôi có mặt ở đây, như một người bình thường, để nói với bạn điều tương tự. Đừng theo đuổi tiền bạc. Ngay cả khi nó mang lại cho bạn sự tự do tài chính. Nếu tiền bạc mang lại cho bạn cái giá phải trả là tù túng về cảm xúc, thì điều đó không đáng.

Bạn luôn cần ít hơn bạn nghĩ. Khi tôi không hài lòng với công việc lương cao, tôi lùi lại một bước. Theo nghĩa đen.

Thay vì rời xa gia đình, tôi lại tiến lại họ gần hơn và giúp họ bằng nhiều cách khác. Không chỉ là về mặt tài chính mà còn là tình cảm, đơn giản là ở đó.

Và bây giờ, tôi đang làm những gì tôi thích. Tôi đang kiếm sống bằng công việc blogger và giáo viên online. Và bạn biết không, tôi thậm chí không cần nhiều tiền để có một cuộc sống tốt đẹp.

Thực tế, càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền mà chúng ta phải chi trả cho những thứ liên quan đến công việc càng lớn. Ví dụ, nếu bạn phải sống trong một thành phố đắt đỏ để đi làm, chi phí sinh hoạt và đi lại của bạn phải cao hơn.

Thêm nữa là, bạn dành bao nhiêu tiền cho quần áo mà bạn mặc nơi công sở? Bộ đồ công sở, đầm, giày? Đó là tất cả số tiền mà bạn thường không chi tiêu.

Hãy ưu tiên tự do cảm xúc trước

Tôi hy vọng rằng bạn quyết định sẽ phấn đấu tự do cảm xúc trước tiên, không chỉ đơn thuần là tích luỹ được nhiều tiền.

Đúng là tiền mua được tự do, nhưng bạn không cần phải có nhiều tiền để đạt được điều đó. Hãy nhớ rằng: không có tiền, không có vấn đề gì. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có một cảm xúc mạnh mẽ. Bạn không thể ức chế ngay từ lần đầu tiên gặp vấn đề.

Chúng ta phải mạnh mẽ và có khả năng đối phó được với áp lực. Với tôi, đó là bước đầu tiên để đạt được hạnh phúc và tự do trong cuộc sống.

Mọi lựa chọn của bạn trong cuộc sống đều có tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tất cả mọi hành động, đều có phản ứng.

- Bạn đã từng có một công việc đòi hỏi bạn luôn phải trong trạng thái sợ bị mất danh tiếng chưa? Nếu có, bạn không được tự do.

- Bạn có vay tiền để mua một chiếc xe hơi chưa? Nếu có, bạn không tự do.

Nhưng hãy nhìn xem, đó không phải là tận thế. Tôi đã từng mắc nợ. Tôi đã từng là tù nhân của môi trường công sở. Nhưng tôi đã thoát khỏi nó. Và tôi không phải là người duy nhất đã làm được điều này.

Tự do không phải là một sự ngẫu nhiên

Đó là một chiến lược có chủ ý đòi hỏi rất nhiều công sức, suy nghĩ và kế hoạch. Tôi khuyến khích bạn nên làm việc đó. Và tôi cũng làm như vậy. Bởi vì trong trò chơi này, bạn không thể đảm bảo bất cứ thứ gì. Bạn chỉ có thể sẵn sàng làm lại từ đầu.

Nhiều người tin rằng tiền có thể mua được hạnh phúc, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng việc có nhiều tiền chưa chắc đã hạnh phúc. Mới đây, các chuyên gia từ những trường đại học danh tiếng trên thế giới đã thực hiện khảo sát khoa học để trả lời cho vấn đề này.

Từ xưa tới nay, dường như rất khó để trả lời một cách chính xác cho câu hỏi liệu việc kiếm được nhiều tiền có giúp con người trở nên hạnh phúc không. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, song đa số đều cho rằng việc kiếm được nhiều tiền sẽ khiến con người hạnh phúc.

Để có thể đưa ra câu trả lời cụ thể nhất cho câu hỏi này, nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện. Mới nhất, kết quả một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kiếm được nhiều tiền hơn thực sự khiến con người trở nên hạnh phúc.

Liệu tiền bạc có giúp con người hạnh phúc hơn? (Ảnh: Money.com).

Cụ thể, theo chuyên trang Money.com, nghiên cứu mới nhất của hai tác giả Daniel Kahneman và Matthew Killingsworth, các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và Đại học Pennsylvania, đã phát hiện ra rằng niềm hạnh phúc của con người sẽ tăng lên, tỷ lệ thuận cùng với tăng thu nhập.

Nghiên cứu mới nhất của hai tác giả này đã ủng hộ nghiên cứu trước đây của chính chuyên gia Kahneman. Dựa trên dữ liệu thu thập được, nghiên cứu của hai tác giả này đã đưa ra kết luận rằng cảm giác hạnh phúc của con người sẽ tăng lên khi thu nhập của họ tăng tới khoảng 75.000 USD/năm (tương đương 1,77 tỷ đồng/năm).

Trước đó, trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 của mình, chuyên gia Kahneman chỉ ra rằng nếu một người đạt được ngưỡng thu nhập trên mức 75.000 USD/năm, dường như cảm giác hạnh phúc của họ không có thay đổi lớn.

Đối với nghiên cứu mới, được công bố vào ngày 1/3 trên tạp chí Proceedings of the National Academy (Mỹ), các nhà nghiên cứu đã theo dõi dữ liệu được thu thập từ hơn 33.000 người trưởng thành ở Mỹ, những người đã kiếm được ít nhất 10.000 USD/năm (khoảng 236 triệu đồng/năm).

Những người tham gia cuộc khảo sát của hai chuyên gia đã sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để chia sẻ về tâm trạng của họ vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên trong ngày.

Họ phát hiện ra rằng việc mức thu nhập tăng lên tới 500.000 USD/năm (khoảng 11,8 tỷ đồng/năm) đã làm tăng hạnh phúc cho hầu hết mọi người. Mặt khác, nghiên cứu của hai tác giả đã không có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận về việc liệu hạnh phúc của con người có tỷ lệ thuận khi thu nhập tăng lên hơn 500.000 USD/năm hay không.

Vì vậy, mặc dù tiền hay thu nhập không phải là "yếu tố" duy nhất để tạo nên sự hạnh phúc, song tác giả Killingsworth đã nói trong một tuyên bố gần đây rằng: "Tiền là yếu tố quan trọng, có thể góp phần tạo nên hạnh phúc”.

Tuy nhiên, nghiên cứu của hai tác giả cũng đưa ra một cảnh báo mới. Chuyên gia Killingsworth giải thích: “Có những người thực sự rất giàu, nhưng không hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có khoảng 20% trong số những người giàu có rơi vào hoàn cảnh này.

Đối với nhóm người đó, việc vượt ra ngoài mức 100.000 USD/năm (tương đương 2,36 tỷ đồng/năm), dù có kiếm thêm bao nhiêu tiền, họ cũng không nhận thấy cảm giác hạnh phúc được tăng lên”.

Hai nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một khi mức thu nhập của một người vượt quá mức 100.000 USD/năm, tiền bạc đôi khi không đủ hoặc không thể xoa dịu những nỗi đau hay nỗi buồn mà họ gặp phải trong cuộc sống, chẳng hạn như mất người thân, thất tình, trầm cảm,…

“Nếu bạn có nhiều tiền nhưng vẫn không hạnh phúc, việc kiếm thêm nhiều tiền hơn cũng chẳng có ý nghĩa gì với cuộc sống”, Matthew Killingsworth, một trong hai tác giả của nghiên cứu cho biết.