Câu Nói Đâu Đảng Cần Thanh Niên Có Việc Gì Khó Thanh Niên Làm

Câu Nói Đâu Đảng Cần Thanh Niên Có Việc Gì Khó Thanh Niên Làm

Ngày 29/01/2024, Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Thanh Niên Cần Thơ phối hợp cùng Huyện đoàn Thới Lai thực hiện Chương trình “TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO QUÂN NHÂN XUẤT NGŨ” năm 2024 Qua chương trình, 165 quân nhân xuất ngũ được hỗ trợ tư vấn và cung cấp

Ngày 29/01/2024, Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Thanh Niên Cần Thơ phối hợp cùng Huyện đoàn Thới Lai thực hiện Chương trình “TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO QUÂN NHÂN XUẤT NGŨ” năm 2024 Qua chương trình, 165 quân nhân xuất ngũ được hỗ trợ tư vấn và cung cấp

Cần nguồn lực hỗ trợ việc làm cho thanh niên

Những năm qua, thể chế hóa những chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013 nhằm phát huy vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của thanh niên nói chung, trong lao động, lập nghiệp, khởi nghiệp nói riêng, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên năm 2020, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Việc làm năm 2013 (văn bản luật đầu tiên quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động), Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 …

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc làm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, như: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các chuyên gia nhận định, hệ thống chính sách việc làm tương đối đồng bộ nhưng còn thiếu các chính sách riêng nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho thanh niên, nhất là sinh viên, thanh niên nông thôn.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn. Một bộ phận lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị, tiềm ẩn các nguy cơ tiêu cực xã hội đối với thanh niên.

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, hằng năm các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ việc làm đã góp phần tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho hàng triệu thanh niên; hỗ trợ hàng trăm ngàn thanh niên tạo việc làm qua các nguồn tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, các chính sách riêng cho thanh niên vẫn còn thiếu, nhất là các nhóm đặc thù, yếu thế. Nguồn lực cho các chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên còn hạn chế.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng nhấn mạnh cần phải chú trọng lồng ghép hỗ trợ việc làm cho thanh niên vào quá trình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi). Tuỳ theo đặc thù thanh niên thuộc nhóm đối tượng nào thì triển khai chương trình hỗ trợ phù hợp.

Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho biết, vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho đào tạo nghề, phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm cho các đối tượng là thanh niên chủ yếu tập trung vào 6 chương trình: Chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, tín dụng cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tín dụng đối với vùng khó khăn.

Trong đó, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hiện nay còn rất hạn chế do huy động từ nguồn vốn của địa phương. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã giúp cho thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, tạo việc làm, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho thanh niên.

Do đó, theo ông Huỳnh Văn Thuận, các cơ quan chức năng cần có giải pháp trình Chính phủ để ưu tiến nguồn vốn cho thanh niên. Ở cấp địa phương, Ngân hàng Chính sách đang phối hợp tới tổ chức đoàn xây dựng các đề án cho thanh niên khởi nghiệp để có thể huy động nguồn vốn hỗ trợ thanh niên ở các địa phương.

Những năm qua, công tác hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp được các cấp bộ đoàn đặc biệt quan tâm triển khai với nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Qua đó, tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm ổn định, phù hợp với nghề nghiệp cũng như khả năng của mình, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Bình Nghĩa (Bình Lục) luôn tích cực tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình. Từ năm 2021 đến nay, Đoàn xã đã rà soát, kết nối hỗ trợ 3 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp của tỉnh với tổng số tiền 300 triệu đồng.

Bí thư đoàn xã Hoàng Thị Kiều Trang chia sẻ: Nhiều thanh niên trên địa bàn xã muốn ra ngoài để tìm kiếm việc làm, song cũng có không ít người vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống ngay tại địa phương. Các xưởng dệt sợi, may rèm, cơ khí… do thanh niên làm chủ đều có việc làm thường xuyên, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình. Cùng với việc quan tâm, động viên, Đoàn xã phát huy tốt nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng dư nợ hơn 9,8 tỷ đồng để hỗ trợ thanh niên có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Khi thanh niên chọn lập nghiệp tại quê hương cũng là giải pháp thiết thực để tổ chức đoàn mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên. Tuy nhiên thực tế, để thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp, thì câu chuyện không chỉ dừng lại ở hỗ trợ vốn mà bản thân thanh niên cũng mong muốn được hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm và nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản trị kinh doanh…

Nhằm phát huy vai trò đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, những năm qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Bình Lục đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích ĐVTN khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng; duy trì, nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

Bí thư Huyện đoàn Bình Lục Nguyễn Văn Duy cho biết: Với mong muốn tạo việc làm cho thanh niên ngay tại địa phương, Huyện đoàn chỉ đạo các cơ sở đoàn thường xuyên nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của ĐVTN về nhu cầu việc làm để có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và đề xuất Tỉnh đoàn xem xét hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có tính khả thi của thanh niên từ nguồn vốn khởi nghiệp của tỉnh và vốn giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn. Tổ chức tốt hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các học sinh trung học phổ thông, giúp các em chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện, nguyện vọng của bản thân và nhu cầu xã hội; duy trì các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế ở các địa phương…

Thời gian qua, công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho ĐVTN được các cấp bộ đoàn quan tâm thực hiện hiệu quả, tập trung vào đối tượng học sinh lớp 9 và lớp 12 với nội dung riêng dành cho từng khối lớp, thông qua các hình thức đa dạng như: lồng ghép với các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoại khóa; tổ chức tư vấn trực tiếp, trực tuyến cho học sinh và gia đình học sinh về hướng nghiệp, chọn nghề; tổ chức các ngày hội tư vấn; ngày hội việc làm cho thanh niên… Từ đó, giúp các em xác định rõ hơn nghề nghiệp mình mong muốn, có phù hợp với đam mê, sở trường hay nhu cầu thị trường hay không.

Trong năm học 2022 - 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo 100% các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tổ chức chương trình Ngày hội tư vấn mùa thi và định hướng nghề nghiệp năm 2023. Kết quả, toàn tỉnh đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho hơn 20.000 học sinh, giới thiệu việc làm cho 2.156 thanh niên tại địa phương, trong đó có nhiều người là bộ đội xuất ngũ.

Hằng năm, các cấp bộ đoàn đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật; kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, kỹ năng marketing, kỹ năng sử dụng các sàn thương mại điện tử, sự tác động của chuyển đổi số đến năng suất lao động, nội dung kiến thức về các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Tiktok, Youtube, Facebook, Instagram; cách xây dựng nội dung sáng tạo để khởi nghiệp, cách thức livestream bán hàng trên các nền tảng số… cho ĐVTN. Từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 74 lớp tập huấn cho gần 2.498 ĐVTN. Đẩy mạnh truyền thông về các mô hình khởi nghiệp thành công, làm kinh tế giỏi để nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, tự tạo việc làm trong thanh niên. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thanh niên có nhu cầu tự tạo việc làm, mở rộng sản xuất tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tỉnh đoàn đang hỗ trợ 62 dự án thanh niên khởi nghiệp vay vốn từ Quỹ giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn và Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp với tổng số tiền 6,08 tỷ đồng; duy trì hiệu quả hoạt động của 216 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ 476,591 tỷ đồng.

Thông qua các hoạt động hỗ trợ thiết thực về đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho thanh niên các cấp bộ đoàn khẳng định vai trò của mình đã luôn đồng hành, tạo cơ hội để ĐVTN vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Nhiều chuyên gia về lao động nhận định hệ thống chính sách việc làm hiện tương đối đồng bộ nhưng còn thiếu các chính sách riêng nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho thanh niên, nhất là sinh viên, giới trẻ nông thôn. Các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn. Trong khi đó, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Lê Văn Thanh cho biết lao động thanh niên là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động, với khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4% lao động cả nước), mang lại một nguồn cung lao động dồi dào và nhiều tiềm năng.

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yêu cầu của thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó, cải thiện về kỹ năng số, nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động thanh niên là rất quan trọng.

Những năm qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật liên quan, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề về lao động, giải quyết việc làm theo hướng bền vững cho người lao động (NLĐ) nói chung, thanh niên nói riêng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên.

Tuy nhiên, việc tạo việc làm cho thanh niên vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, nguồn lực cho các chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên còn hạn chế. Tỉ lệ lao động thanh niên qua đào tạo dù cao hơn tỉ lệ chung của cả nước song nhiều người vẫn thiếu các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc. Tình trạng thất nghiệp của một bộ phận thanh niên, nhất là nhóm tuổi 15-24, đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

"So với thế giới và khu vực, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao trong thanh niên phản ánh việc kết nối cung - cầu lao động chưa thực sự hiệu quả" - Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Hoàng Hà, Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho rằng việc phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế số mà Việt Nam đang bắt nhịp rất nhanh với xu hướng chung của thế giới sẽ tạo ra nhiều việc làm mới. Do vậy, các chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời đại công nghệ 4.0 quan trọng là trang bị cho họ những bộ kỹ năng để đủ năng lực thích ứng tham gia thị trường lao động mới này.

Nhờ chính sách vay vốn giải quyết việc làm, nhiều thanh niên đã mạnh dạn đầu tư sản xuất - kinh doanh và tạo việc làm cho nhiều người khác

Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Theo đó, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc làm.

Thông qua các hoạt động như hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp; cho vay tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài..., dự thảo nêu rõ nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Cũng trong dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khuyến khích, tạo điều kiện cho NLĐ có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, NLĐ là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hoặc hộ có đất thu hồi, thân nhân của người có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện, lao động thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo… có nhu cầu sẽ được nhà nước hỗ trợ.

Nhóm NLĐ này sẽ được hỗ trợ học ngoại ngữ, đào tạo nâng cao trình độ đủ tiêu chuẩn của nước tiếp nhận lao động; được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm cả những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Đây là điểm mới, được đánh giá là sát với nhu cầu của NLĐ bởi hiện có nhiều hình thức đi làm việc ở nước ngoài.

Bộ LĐ-TB-XH khẳng định dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ là bước đột phá nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Năm 2023, các hoạt động tư vấn, kết nối, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên được Trung ương Đoàn rất chú trọng. Qua đó, Đoàn Thanh niên các cấp tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho trên 3,1 triệu đoàn viên, thanh niên; giới thiệu việc làm cho hơn 1,1 triệu người.

Trong năm 2024, Trung ương Đoàn tiếp tục đổi mới hình thức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, việc làm, đào tạo nghề và dịch vụ việc làm trên nền tảng công nghệ số. Đồng thời, mở rộng quy mô và tăng cường kết nối giữa các trung tâm trong việc triển khai các hoạt động cung ứng và giới thiệu việc làm, tư vấn và xuất khẩu lao động...

Được thành lập năm 1989, Câu lạc bộ Tin học Thanh Niên là cơ sở liên kết về mặt chuyên môn với Trung tâm Tin học Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM. Câu lạc bộ Tin học Thanh niên là địa chỉ học tập uy tín của các bạn đam mê khám phá CNTT và ứng dụng CNTT vào cuộc sống. Chương trình học đa dạng, luôn được cập nhật với xu hướng công nghệ và thực tế tại các doanh nghiệp. Học viên của Câu lạc bộ được công nhận rộng rãi trong cộng đồng, được các Công ty tuyển dụng tin tưởng vào chất lượng. Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng nỗ lực để mang đến cho học viên các trải nghiệm học tập giúp thích ứng nhanh và khai thác tối đa cơ hội để thành công hơn trong thời đại số.

Chồn hương là loài động vật có nguồn gốc hoang dã, ít bệnh, dễ nuôi, nguồn thức ăn dồi dào. Nắm bắt được lợi thế đó, anh Nguyễn Anh Quân ở xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội đã đầu tư nuôi hàng trăm đôi chồn, giúp anh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.