Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Đầu tư
Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Đầu tư
OCD cung cấp dịch vụ Tư vấn Tái cơ cấu (Tư vấn Tái cấu trúc) lĩnh vực kinh doanh, mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức theo chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn cấu trúc giúp doanh nghiệp có bộ máy tổ chức gọn nhẹ và phù hợp với định hướng chiến lược, từ đó tạo hiệu quả cao trong việc theo đuổi các mục tiêu chiến lược cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dịch vụ Tư vấn Tái cấu trúc bao gồm:
Doanh nghiệp có nhu cầu Thiết kế/Thiết kế lại Cơ cấu Tổ chức, Chức năng, Nhiệm vụ, vui lòng tham khảo Dịch vụ Tư vấn Tái cơ cấu Doanh nghiệp của OCD, hoặc Hotline: 0886595688
Đọc thêm: Xây dựng cơ cấu tổ chức thích ứng với khủng hoảng
Ba loại cơ cấu tổ chức ở trên có thể phù hợp với một số tổ chức, thì cơ cấu.tổ chức ghép dưới đây phù hợp hơn cho các công ty nhỏ hoặc khởi nghiệp.
Vậy cơ cấu tổ chức phân cấp – phẳng là gì? Kết hợp cơ cấu chức năng và cơ cấu phẳng dẫn đến cơ cấu.tổ chức phân cấp phẳng, cho phép DN đưa ra nhiều quyết định hơn giữa các cấp của tổ chức và nhìn chung, làm phẳng diện mạo theo chiều dọc của hệ thống phân cấp.
Ví dụ về cấu trúc này trong một công ty là nếu tổ chức có một vườn ươm nội bộ hoặc chương trình đổi mới.
Trong hệ thống này, công ty có thể hoạt động theo một cấu trúc hiện có, nhưng nhân viên ở bất kỳ cấp nào cũng được khuyến khích đề xuất ý tưởng mới và thực hiện chúng. Như Lockheed Martin, nổi tiếng với dự án skunkworks, giúp phát triển thiết kế máy bay do thám.
Google, Adobe, LinkedIn và nhiều công ty khác có các vườn ươm nội bộ, nơi nhân viên được khuyến khích sáng tạo và đổi mới để thúc đẩy sự phát triển chung của công ty.
Một lợi ích của hệ thống này là nó cho phép đổi mới nhiều hơn trong toàn công ty, cũng như loại bỏ các quy tắc và quy trình không cần thiết dẫn đến làm chậm trễ kết quả công việc và có thể ngăn cản sự đổi mới trong cấu trúc chức năng.
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
Công văn Đảng úy về việc gửi Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Kế hoạch xây dựng Văn kiện của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường khóa XXIV trình Đại học đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2025-2030
Thông báo về việc tiếp nhận vào làm viên chức của Nhà trường năm 2024
Công văn Đảng ủy về việc tham gia Cuộc thi trực tuyến " Quân đội Nhân dân Việt nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành"
Quyết định về việc ban hành Danh mục Bộ danh pháp thiết bị y tế năm 2023
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, Số 01 Phố Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Các Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Có nhiệm vụ kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Tổng công ty trên địa bàn được giao.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 1
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, số 5/82 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Địa bàn kinh doanh tại TP. Hà Nội.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 2
Trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone - MM 18, đường Trường Sơn, phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Địa bàn kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 3
Địa chỉ: Số 586 Nguyễn Hữu Thọ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Địa bàn kinh doanh tại các tỉnh/TP: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone - Khu Đồng Mạ, đường Nguyễn Tất Thành, phường Tiên Cát, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Địa bàn kinh doanh tại các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 5
Địa chỉ: Toà nhà MobiFone 5 - khu Phú Hải, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng.
Địa bàn kinh doanh tại các tỉnh/TP: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 6
Địa chỉ: Số 34 đường Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Bình, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An.
Địa bàn kinh doanh tại các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 7
Địa chỉ: Số 16, đường Trường Chinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Địa bàn kinh doanh tại các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Khánh Hòa, Phú Yên.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8
Địa chỉ: 236A Phan Trung, Tân Tiến, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Địa bàn kinh doanh tại các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.
ü Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 9
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, đường số 22, Khu Công ty Xây Dựng số 8, Khu vực 02, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Địa bàn kinh doanh tại các tỉnh/TP: Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone
Trụ sở chính tại TP. Hà Nội, có nhiệm vụ Quản lý, phát triển, đảm bảo chất lượng và kinh doanh các dịch vụ: viễn thông quốc tế (gồm cả dịch vụ chuyển vùng quốc tế); Cloud (thuộc nhóm dịch vụ IaaS.); mạng di động ảo (MVNO) trên mạng MobiFone.
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, số 5/82 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trung tâm Quản lý, điều hành mạng (NOC)
Trụ sở chính tại TP.Hà Nội, có nhiệm vụ Quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống mạng lõi, mạng truyền dẫn và cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị phần mạng lõi (site cấp 1); Giám sát, điều hành công tác xử lý sự cố các phần tử mạng Viễn thông, các hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng và đa dịch vụ; Tối ưu đảm bảo chất lượng các hướng lưu lượng và dịch vụ cung cấp tới khách hàng; Phối hợp các đơn vị trong công tác phát triển mạng, triển khai dịch vụ mới, an ninh mạng, an toàn thông tin.
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, Số 01 Phố Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone
Trụ sở chính tại TP. Hà Nội, có nhiệm vụ Nghiên cứu, phát triển, cải tiến công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cho MobiFone; Tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu và công nghệ mới tại MobiFone; hợp tác liên kết nghiên cứu khoa học công nghệ với các doanh nghiệp; Thực hiện tư vấn về chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,... tư vấn về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cho nội bộ MobiFone và các đơn vị ngoài.
Địa chỉ: Tầng 8 Tòa nhà Công đoàn ngân hàng, Số 6, Ngõ 82, Phố Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trụ sở chính tại TP. Hà Nội, có nhiệm vụ Phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng MobiFone; các sản phẩm dịch vụ nội dung số, dịch vụ quảng cáo và giải pháp di động, dịch vụ tài chính và thanh toán di động, thương mại điện tử, Cloud (thuộc nhóm dịch vụ PaaS và SaaS).
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, số 5/82 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trung tâm Công nghệ Thông tin MobiFone
Trụ sở chính tại TP.Hà Nội, có nhiệm vụ Quản lý, nghiên cứu, sản xuất, phát triển mới và kinh doanh các sản phẩm phần mềm, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin phục vụ khách hàng trong và ngoài MobiFone; Phân tích và khai phá dữ liệu lớn để thực hiện phát triển, sản xuất sản phẩm, dịch vụ Công nghệ thông tin ; Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật đối với các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin cho khách hàng bên ngoài Tổng công ty; Quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh bên ngoài Tổng công ty; Phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp Cloud thuộc nhóm dịch vụ PaaS và SaaS.
Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone
Trụ sở chính tại TP. Hà Nội, có nhiệm vụ Lắp đặt, sửa chữa, sản xuất thiết bị viễn thông và các thiết bị phụ trợ khác; Đo kiểm và tối ưu hóa chất lượng mạng và dịch vụ trên mạng Viễn thông MobiFone; Nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp, công nghệ, ứng dụng kỹ thuật cho công tác đo kiểm, tối ưu, sửa chữa của Trung tâm.
Địa chỉ: Tầng 18 – tòa nhà Cục tần số vô tuyến điện, số 115 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trung tâm Tính cước và Thanh khoản MobiFone
Trụ sở chính tại TP. Hà Nội, có nhiệm vụ tính cước, đối soát cước, đảm bảo doanh thu, phân tích dữ liệu và khai báo chính sách cước phục vụ sản xuất kinh doanh của MobiFone; Quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống phục vụ công tác sản xuất kinh doanh nội bộ MobiFone..
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, số 5/82 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone
Trụ sở chính tại TP.Hà Nội, có nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, lập dự án, thiết kế, lập dự toán, hồ sơ mời thầu các công trình hạ tầng viễn thông, hệ thống điện, điện lạnh dân dụng, hệ thống cung cấp năng lượng có thể tái tạo; Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, thẩm tra các hồ sơ tư vấn, giám sát thi công các công trình hạ tầng viễn thông, kiến trúc, lắp đặt thiết bị viễn thông; kiểm định chất lượng công trình xây dựng dân dụng; lập định mức, thẩm tra các định mức chuyên ngành viễn thông.
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, số 5/82 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Các Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam
Có nhiệm vụ Quản lý, vận hành, khai thác, ứng cứu thông tin, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và tối ưu mạng vô tuyến, hệ thống truyền dẫn và cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến; Tối ưu vùng phủ sóng đảm bảo chất lượng mạng phục vụ khách hàng theo yêu cầu của các Công ty kinh doanh; Phối hợp đơn vị trong công tác phát triển mạng, triển khai dịch vụ mới, an toàn phòng chống lụt bão. Các Trung tâm mạng lưới MobiFone miền thực hiện nhiệm vụ theo vùng quản lý.
ü Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Bắc
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone, số 811A đường Giải Phóng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Phân vùng quản lý tại 29 tỉnh/TP: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
ü Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Trung
Địa chỉ: Đường số 2, Khu Công nghiệp Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Phân vùng quản lý tại 12 tỉnh/TP: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.
ü Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Nam
Trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone - MM18 Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Phân vùng quản lý tại 22 tỉnh/TP: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang.
Trụ sở chính tại TP. Hà Nội, có nhiệm vụ Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức, quản lý các dự án, phương án xây dựng công trình kiến trúc theo kế hoạch đầu tư được phê duyệt và các dự án, phương án xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông có quy mô và có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên để thực hiện theo quy định của pháp luật. Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
Địa chỉ: Tầng 25, Tòa nhà PVI, Số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản ”Tuyên bố Schuman” ngày 09/5/1950 (Ngày châu Âu) với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung, một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Năm 1951, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) (tổ chức tiền thân của EU) được ký kết với sự tham gia của Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước với mức độ liên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Cùng với phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành viên mới.
EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù. Về cơ bản, EU có 08 định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu, Tòa án Công lý châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Cơ quan Đối ngoại châu Âu và Tòa kiểm toán châu Âu.
1. Hội đồng châu Âu (European Council):
- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm nguyên thủ 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
2. Hội đồng Bộ trưởng (Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc Council):
- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
- Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh làm chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
3. Nghị viện Châu Âu (European Parliament – EP):
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp, giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu, có thẩm quyền phê duyệt ngân sách của EU.
Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm[1], mỗi nước thành viên có ít nhất 6 ghế và nhiều nhất 96 ghế.
Nghị viện Châu Âu nhiệm kỳ 2019-2024 gồm 751 nghị sĩ được chia thành 08 nhóm chính trị khác nhau (không phân chia theo quốc tịch). Các nhóm Đảng chính của EP: (1) đảng Nhân dân châu Âu – EPP (trung hữu): 179 ghế; (2) Nhóm Xã hội Dân chủ - S&D (trung tả): 153 ghế; (3) Liên minh Tự do và Dân chủ châu Âu – ALDE (tự do): 105 ghế, (4) Đảng Xanh – Green/EFA: 69 ghế; (5) Nhóm Bảo thủ và Cải cách châu Âu – ECR (chống thuyết liên bang): 63 ghế; (6) Nhóm Châu Âu của các quốc gia và Tự do – ENF (cực hữu): 58 ghế; (7) Nhóm Châu Âu vì Tự do và Dân chủ trực tiếp – EFDD (cực hữu): 54 ghế; (8) Nhóm Cánh tả Thống nhất Châu Âu - Cánh tả Xanh Bắc Âu- GUE/NGL (từ các Đảng cộng sản theo tư tưởng Châu Âu truyền thống, thiên hướng cực tả): 38 ghế.
4. Ủy ban Châu Âu (European Commission - EC)[2]
- Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
- Chủ tịch EC do nguyên thủ các nước thành viên nhất trí đề cử và phải được EP phê chuẩn. EC có 27 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
5. Cơ quan Đối ngoại của châu Âu (European External Action Service)
- Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) được thành lập sau khi Hiệp ước Lít-xbon có hiệu lực và bắt đầu chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2010. Đây là Cơ quan (có nhiều chức năng và nhiệm vụ giống Bộ Ngoại giao) chuyên trách về chính sách đối ngoại và an ninh của châu Âu. Người đứng đầu EEAS là Đại diện cấp cao phụ trách về chính sách đối ngoại và an ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
- EEAS hoạt động hoàn toàn độc lập và có ngân sách riêng, có nhiệm vụ kiến nghị các chính sách về đối ngoại và an ninh để các nước thành viên EU thông qua.
- Giám đốc EEAS là người đứng thứ hai sau Đại diện cấp cao chuyên điều hành các phòng ban chia theo khu vực, địa bàn như: châu Á, châu Mỹ, Trung Đông và khư vực lận cận ở phía Nam, Nga, các nước láng giềng Đông Âu và Tây Ban-kan, các vấn đề toàn cầu và đa phương. Ngoài ra, EEAS có các bộ phận chuyên về chính sách an ninh, hoạch định chính sách chiến lược, các vấn đề pháp lý, tổ chức nội bộ, thông tin và ngoại giao công, kiểm toán nội bộ và thanh tra, lưu trữ dữ liệu cá nhân.
6. Tòa Công lý châu Âu (The Court of Justice)
- Có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của EU. Bao gồm hai tòa chính là: "Tòa sơ thẩm châu Âu" (European General Court) và "Tòa án Công lý châu Âu" (EuropeanCourt of Justice). Tòa Công lý châu Âu bao gồm 27 thẩm phán, đại diện cho 27 quốc gia thành viên EU, do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 06 năm. Chủ tịch của Tòa Công lý châu Âu được bầu bởi các thẩm phán với nhiệm kỳ 03 năm có thể tái bổ nhiệm. Chủ tịch chịu trách nhiệm điều khiển các phiên xét xử cũng như các cuộc thảo luận.
- Tòa án có vai trò độc lập và có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Ủy ban châu Âu và Chính phủ các nước thành viên nếu những quy định này bị coi là không phù hợp với luật EU.
7. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (The European Central Bank)
-Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phụ trách về chính sách tiền tệ của khu vực Ơ-rô (19 nước thành viên), bao gồm: ổn định giá trị của đồng Ơ-rô, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng của các thành viên khu vực sử dụng Ơ-rô có nguy cơ đổ vỡ. Điều hành ngân hàng là Ban giám đốc, đứng đầu là Chủ tịch và Hội đồng các Thống đốc bao gồm thành viên của Ban Giám đốc và đại diện các ngân hàng trung ương trong thuộc hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB). Bốn thành viên của Ban Điều hành thường là các đại điện của ngân hàng trung ương Pháp, Đức, I-ta-li-a và Tây Ban Nha.
-Hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB) bao gồm ECB và các ngân hàng trung ương của 27 thành viên Liên minh châu Âu quản lý tiền tệ của khu vực sử dụng đồng Ơ-rô được gọi là Hệ thống Ơ-rô (Eurosystem), bao gồm ECB và các thống đốc của các ngân hàng quốc gia khu vực Ơ-rô.
8. Tòa kiểm toán châu Âu (The European Court of Auditors)
Cơ quan này không có quyền tư pháp nhưng có quyền (i) kiểm tra các sổ sách kế toán để bảo đảm ngân sách của Cộng đồng được chi tiêu chính xác; (ii) lập báo cáo kiểm toán cho mỗi năm tài chính đệ trình Hội đồng và Nghị viện châu Âu, và cho ý kiến về pháp luật tài chính và các hành động chống gian lận.
Ngoài ra, cònEU có một số cơ quan khác:
- Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu: đại diện cho các tổ chức kinh tế và xã hội như giới chủ, giới làm công, công đoàn và tổ chức của người tiêu dùng.
- Ủy ban vùng: đại diện chính quyền vùng và địa phương.
- Thanh tra (Ombudsman): thanh tra các khiếu nại về hành chính trong các cơ quan của Liên minh.
- Kiểm soát bảo vệ dữ liệu châu Âu: bảo mật các thông tin cá nhân.
- Ngân hàng đầu tư châu Âu: đầu tư tài chính cho các dự án phát triển kinh tế trong và ngoài Liên minh, và hỗ trợ các công ty nhỏ thông qua Quỹ đầu tư châu Âu.
[1] Nghị viện hiện nay có nhiệm kỳ từ 2019-2024.
[2] Nhiệm kỳ của Ủy ban châu Âu hiện nay có nhiệm kỳ từ 2015 – 2019.
Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung nguồn lực để đầu tư và phát triển về cơ sở hạ tầng, kho bãi, thiết bị sản xuất,… cũng như nguồn nhân lực tại Công ty thì mô hình hoạt động cũng được BETRIMEX mở rộng một cách tối đa nhằm mang lại hiệu quả, lợi ích cao nhất cho toàn bộ Công ty. Sơ đồ tổ chức của Betrimex được thể hiện một cách chuyên nghiệp và khoa học. Các bộ phận vừa làm việc một cách độc lập, vừa liên kết chặt chẽ với nhau cùng tạo nên một BETRIMEX bền vững và phát triển mạnh mẽ.
Last updated on 5 December, 2024
Cơ cấu tổ chức là gì? Đó là một hệ thống được sử dụng để xác định hệ thống cấp bậc trong một tổ chức. Cơ cấu tổ chức xác định từng công việc, chức năng của từng phòng ban, nhiệm vụ cụ thể và nơi mà các báo cáo được trình lên cấp trên. Một cấu trúc phát triển để thiết lập cách thức hoạt động, từ đó sẽ thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Điều gì khiến các công ty và tổ chức tiến đến thành công? Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều đáp án cho câu hỏi này. Một số ý kiến cho rằng bởi vì doanh nghiệp đang có một sứ mệnh hiệu quả; những người khác lại nghĩ rằng doanh nghiệp đang bán một sản phẩm hoặc dịch vụ có nhu cầu cao. Tuy nhiên, có một yếu tố tối quan trọng quyết định nhiều đến thành công của tổ chức đó là hình thành được mô hình cơ cấu.tổ chức hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức là “một hệ thống được sử dụng để xác định hệ thống cấp bậc trong một tổ chức. Cơ cấu tổ chức xác định từng công việc, chức năng của từng phòng ban, nhiệm vụ cụ thể và nơi mà các báo cáo được trình lên cấp trên. Một cấu trúc phát triển để thiết lập cách thức hoạt động, từ đó sẽ thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức được chia ra thành nhiều loại. Đó là mô hình cơ cấu.tổ chức theo chức năng truyền thống, cấu trúc phân chia, cấu trúc ma trận và cấu trúc phẳng. Mỗi cơ cấu tổ chức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau và có thể chỉ phù hợp với các công ty hoặc tổ chức trong những tình huống nhất định hoặc tại một số thời điểm nhất định.
Cơ cấu và thiết kế tổ chức kém dẫn đến những mâu thuẫn phức tạp: nhầm lẫn giữa vai trò, thiếu sự phối hợp giữa các chức năng, không thể chia sẻ ý tưởng và ra quyết định chậm. Những điều này sẽ gây ra những xung đột không cần thiết.
Cơ cấu tổ chức theo chức năng là gì? Nếu bạn đã có một công việc, bạn có thể đã làm việc trong tổ chức với cơ cấu tổ chức theo chức năng. Cơ cấu chức năng ra đời khi một tổ chức được chia thành các nhóm nhỏ hơn với các nhiệm vụ hoặc vai trò cụ thể. Chẳng hạn, một công ty có một nhóm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một nhóm khác về tiếp thị và một nhóm khác về tài chính.
Một lợi thế của cấu trúc này là nhân viên được phân nhóm theo bộ kỹ năng và chức năng, cho phép họ tập trung sức mạnh tập thể vào việc thực hiện vai trò với tư cách là một bộ phận.
Một trong những thách thức mà cấu trúc này mang lại là việc thiếu thông tin liên lạc giữa các bộ phận, với hầu hết các vấn đề và cuộc thảo luận diễn ra ở cấp quản lý giữa các bộ phận riêng lẻ.
Ví dụ, một bộ phận làm việc với bộ phận khác trong một dự án có thể có những kỳ vọng hoặc chi tiết khác nhau cho công việc cụ thể của bộ phận đó, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sau.
Ngoài ra, với các nhóm được ghép nối theo chức năng công việc, nhân viên có khả năng phát triển “tầm nhìn đường hầm” – đó là chỉ nhìn công ty qua lăng kính chức năng công việc.
Các công ty lớn hơn hoạt động theo một số mục tiêu ngang đôi khi sử dụng cơ cấu.tổ chức bộ phận. Cơ cấu này cho phép nhiều quyền tự chủ hơn giữa các nhóm trong tổ chức. Ví dụ như General Electric. GE có nhiều bộ phận khác nhau bao gồm hàng không, vận tải, dòng chảy, kỹ thuật số và năng lượng tái tạo,…
Theo cấu trúc này, về cơ bản, mỗi bộ phận hoạt động như một công ty riêng của mình, tự kiểm soát các nguồn lực riêng, số tiền chi tiêu cho các dự án hoặc khía cạnh nhất định của bộ phận.
Ngoài ra, trong cấu trúc này, các bộ phận cũng có thể được tạo ra về mặt địa lý, với một công ty có các bộ phận ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Á, v.v.
Tổ chức doanh nghiệp theo bộ phận
Loại cấu trúc này mang lại sự linh hoạt hơn cho một công ty lớn có nhiều bộ phận, cho phép mỗi bộ phận hoạt động như một công ty riêng với một hoặc hai người báo cáo cho giám đốc điều hành hoặc nhân viên quản lý cấp trên của công ty mẹ. Thay vì có tất cả các chương trình được phê duyệt ở cấp cao nhất, những câu hỏi đó có thể được trả lời ở cấp bộ phận.
Nhược điểm của kiểu cơ cấu.tổ chức này là do tập trung vào các bộ phận, nên các nhân viên làm việc cùng một chức năng ở các bộ phận khác nhau không có sự giao tiếp mạnh mẽ. Cấu trúc này cũng đặt ra các vấn đề về thông lệ kế toán và có thể có tác động về thuế.
Cơ cấu tổ chức ma trận là gì? Trong cấu trúc ma trận, nhân viên có thể báo cáo với hai hoặc nhiều sếp tùy thuộc vào tình hình hoặc dự án. Ví dụ: trong các trường hợp chức năng bình thường, một kỹ sư tại một công ty kỹ thuật lớn có thể làm việc cho một ông chủ, nhưng một dự án mới có thể cần đến kiến thức chuyên môn của kỹ sư chuyên nghiệp. Trong trường hợp này, nhân viên sẽ báo cáo với người quản lý dự án cũng như sếp của họ về tất cả các công việc hàng ngày khác.
Cấu trúc ma trận tương đối là thách thức vì không dễ để báo cáo với nhiều sếp và trao đổi thông tin với họ. Đó là lý do tại sao việc nhân viên biết vai trò, trách nhiệm và ưu tiên công việc của họ là vô cùng quan trọng.
Ưu điểm của loại cấu trúc này là nhân viên có thể chia sẻ kiến thức của họ trên các bộ phận chức năng khác nhau. Họ có thể giao tiếp và hiểu rõ hơn về vai trò của từng chức năng. Do đó, nhân viên có thể mở rộng kỹ năng và kiến thức của họ, dẫn đến sự phát triển trong tương lai.
Mặt khác, việc báo cáo cho nhiều người quản lý có thể gây thêm sự nhầm lẫn và xung đột giữa các nhà quản lý về những gì cần được báo cáo. Và nếu các ưu tiên không được xác định rõ ràng, nhân viên cũng có thể nhầm lẫn về vai trò của họ.
Tổ chức doanh nghiệp dạng ma trận