Thành phố Hồ Chí Minh nay hay Sài Gòn xưa vốn nổi tiếng là xứ trung tâm tập trung hết thảy mọi lối sống, văn hóa và cả sự xa hoa của miền Đông và Tây Nam Bộ. Là một người con hay là một lữ khách phương xa và bạn muốn tìm hiểu về lịch sử của mảnh đất này thì nhất định nên một lần đến dinh Độc Lập. Là một nhân chứng sống chứng kiến hàng tấn bom đạn suốt những năm tháng chiến tranh, có người đến có người đi, có kẻ cầm quyền lên có kẻ xuống, dinh Độc Lập giờ đây đã trở thành một phần trong cuộc sống và ký ức, nơi lưu giữ một phần lịch sử của người con Sài Thành.
Thành phố Hồ Chí Minh nay hay Sài Gòn xưa vốn nổi tiếng là xứ trung tâm tập trung hết thảy mọi lối sống, văn hóa và cả sự xa hoa của miền Đông và Tây Nam Bộ. Là một người con hay là một lữ khách phương xa và bạn muốn tìm hiểu về lịch sử của mảnh đất này thì nhất định nên một lần đến dinh Độc Lập. Là một nhân chứng sống chứng kiến hàng tấn bom đạn suốt những năm tháng chiến tranh, có người đến có người đi, có kẻ cầm quyền lên có kẻ xuống, dinh Độc Lập giờ đây đã trở thành một phần trong cuộc sống và ký ức, nơi lưu giữ một phần lịch sử của người con Sài Thành.
Để bạn có một chuyến tham quan ý nghĩa và trọn vẹn, thì dưới đây là một số kinh nghiệm bỏ túi cũng như lưu ý hữu ích dành cho du khách đến tham quan dinh Độc Lập.
+ Mua vé tham quan Dinh Độc Lập ở đâu ? Bạn có thể dễ dàng gửi xe sau đó di chuyển vào trước cửa dinh mua vé trực tiếp tại quầy bán vé nhé!
+ Những ngày cuối tuần bạn nên đến sớm để xếp hàng mua vé đặc biệt là các ngày cao điểm vì dinh chỉ mở bán vé từ 08:00 - 15:30.
+ Chuẩn bị trang phục gọn gàng lịch sự và hạn chế các đồ hở hay quá ngắn khi đến những nơi di tích lịch sử.
+ Lưu ý du khách trong quá trình tham quan bạn cũng chú ý giữ trật tự đi theo hàng để thuận tiện nghe thuyết minh và tránh làm ồn đến các đoàn khách khác.
+ Mẹo nhỏ hữu ích đừng mang giày cao gót nếu bạn đi khám phá hết cả bên trong dinh thự và khuôn viên phía bên ngoài, rất rộng đó nhé. Tha vào đó một đôi giày bệt đế thấp hay giày thể thao sẽ thích hợp hơn nhiều.
+ Kinh nghiệm không chạm hay di chuyển các hiện vật, tranh ảnh được trưng bày tại dinh tránh làm hư hỏng và sai lệch vị trí sắp ban đầu.
+ Du khách nên biết một số khu vực tham quan tại Dinh Độc Lập sẽ có biển báo cấm ghi hình, hút thuốc. Vậy nên du khách hãy chú ý xem các nội quy trên bảng thông báo.
+ Trong quá trình tham quan hãy bỏ rác vào đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh không gian, lối đi tham quan của di tích Dinh Độc Lập.
+ Tham quan dinh vào những ngày thời tiết nắng nóng, du khách cũng nên mang theo cho mình chút đồ ăn nhẹ, nước uống để bổ sung năng lượng khi thấy mệt nhé!
Viết nên một trang sách lịch sử không phải dễ huống hồ là cả một câu chuyện, một cuốn nhật ký. Và tại dinh Độc Lập bạn sẽ tìm thấy được một phần ký ức và dấu vết của những năm tháng đất nước phải gồng mình đấu tranh, và cả một Sài Gòn thăng trầm để có được hôm nay.
Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Đi vào bên trong Dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh có diện tích 120.000m² (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính, đó là:
Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m², cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Khu này có 03 tầng lầu, 02 gác lửng, 01 sân thượng, 01 tầng nền và tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m² chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao, xung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.
Xung quanh Dinh là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân quần vợt phía sau khu nhà chính.
– Tòa nhà chính Di tích lịch sử Đình Độc Lập sẽ mở cửa cho tham quan từ 08h00 (sáng) đến 16h30 (chiều). – Nhà trưng bày “Từ Đình Norodom đến Đình Độc Lập 1868 – 1966” mở cửa cho tham quan từ 08h30 (sáng) đến 16h30 (nghía).
Thuê phòng giá tốt có ngay ở tin đăng dưới đây:
8 Hôm nay Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình 10 Hôm nay Phường Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình 11 Hôm nay Phường Tân Định, Quận 1 6 Hôm nay Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa 10 Hôm nay Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức 8 Hôm nay Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm 6 Hôm nay Phường Tân Định, Quận 1 24 Hôm nay Phường 9, TP. Đà Lạt 14 Hôm nay Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm 9 Hôm nay Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng 30 Hôm nay Phường 10, Quận Gò Vấp 9 Hôm nay Phường An Khánh, TP. Thủ Đức - Quận 2 4 Hôm nay Phường 11, Quận 10 8 Hôm nay Phường Long Biên, Quận Long Biên 6 Hôm nay Phường 6 (Phường Võ Thị Sáu), Quận 3 12 Hôm nay Quận Bình Thạnh, TP.HCM 3 Hôm nay Phường 12, Quận 10 10 Hôm nay Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 7 Hôm nay Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức 7 Hôm nay Phường 11, Quận 10
Về giá tham quan dinh Độc Lập sẽ có những giá vé như sau:
Từ dinh Lập qua Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh chỉ có cách nhau 650m, rất thuận tiện để có thể đi qua tham quan để biết thêm nhiều điều bổ sung về lịch sử Việt Nam. Được nằm ở địa chỉ số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Tượng Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên trong hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới.
Có thể cái tên về nhà thờ này cũng không xa lạ khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, nền tảng tới đây không nên bỏ lỡ địa điểm như nhà thờ Đức bà Sài Gòn. Được đến lạc bộ trên số 1 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ định cách Độc Lập 750m. Nhà thờ có các đường nét, Phân chỉ và hoa văn khu vực bàn thờ đều mang phong cách La Mã và Gothic, vừa tôn béo vừa trang nhã. Đây cũng là địa chỉ xác định tốt nhất không nên bỏ qua khi đã đặt chân đến Thành phố mang tên Bác.
Nếu muốn được vui vẻ sôi sục, hãy biết đến trái tim của một thành phố cảm xúc như thế nào hãy thả qua phố đi bộ Nguyễn Huệ. Cách dinh độc lập chỉ 1,1km, một tuyến đường tại Quận 1, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, chạy từ Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố đến Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn. Chính giữa con đường là quảng đường đi bộ rộng 27m và cũng là quảng trường đi bộ đầu tiên của Việt Nam. Hãy thả tham quan thử để cảm nhận được sự vui tươi rộn ràng của Sài Gòn.
Đã đến với dinh Lập để ngưỡng những thành công lịch sử mà các anh hùng Việt Nam ghi dấu lại thì cũng hãy thả qua Bảo tàng Hồ Chí Minh – nơi lưu giữ kỷ niệm kỷ niệm của người tìm ra đường tình nước cho Việt Nam . Chỉ cách nhau 350m, khoảng cách khá gần, có thể đi bộ để qua tham qua nơi đây. Địa chỉ của Bảo tàng Hồ Chí Minh là 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.