Đứng Đầu Thế Giới Về Sản Lượng

Đứng Đầu Thế Giới Về Sản Lượng

​Theo tờ Wall Street Journal, báo cáo từ Knight Frank và Citi Private Wealth ước tính, GDP bình quân đầu người của Singapore, ở mức 56.532 USD vào năm 2010 tính theo đồng giá sức mua (PPP), cao nhất trên thế giới. GDP bình quân đầu người tính theo PPP của Nauy, theo báo cáo này, là 51.226 USD, của Mỹ là 45.511 USD, còn của Hồng Kông là 45.301 USD.

​Theo tờ Wall Street Journal, báo cáo từ Knight Frank và Citi Private Wealth ước tính, GDP bình quân đầu người của Singapore, ở mức 56.532 USD vào năm 2010 tính theo đồng giá sức mua (PPP), cao nhất trên thế giới. GDP bình quân đầu người tính theo PPP của Nauy, theo báo cáo này, là 51.226 USD, của Mỹ là 45.511 USD, còn của Hồng Kông là 45.301 USD.

Hệ thống tên lửa RS-24 Yars trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Liên bang Nga, ngày 9-5-2024. Ảnh: The Moscow Times

Đứng thứ 4 và thứ 5 trong xếp hạng này là Trung Quốc và Hàn Quốc, những nước đã tăng cường lực lượng quân đội trong những năm gần đây, tiếp đến là  Iran (thứ 6) và Anh (thứ 7), thể hiện tiềm lực quân sự ổn định.

Ukraine dù gặp khó khăn, nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ 8, phản ánh những nỗ lực đáng kể trong việc tăng cường lực lượng vũ trang. Hai nước còn lại trong top 10 là Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.

Danh sách trên cũng bao gồm các quốc gia khác có tiềm năng quân sự đáng kể. Pháp, Ấn Độ và Nhật Bản lần lượt được xếp ở các vị trí thứ 11, 14 và 16. Ngoài các cường quốc quân sự lớn, danh sách này còn gồm các nước có sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chiến lược đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây như Kazakhstan đứng thứ 22 và Serbia đứng thứ 18.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới xem các tin, bài liên quan.

Quân sự thế giới hôm nay (28-10) có những nội dung sau: Nga tiếp nhận xe bọc thép từ Streit Group? Bồ Đào Nha mua pháo tự hành CAESAR 8x8 155mm của Pháp, UAV Thổ Nhĩ Kỳ tích hợp đạn dẫn đường tiên tiến.

Tối 26/9, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu (Global Innovation Index – GII) năm 2024 tại Geneva (Thụy Sĩ).

Theo báo cáo này, Việt Nam được xếp hạng thứ 44 trên 133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 về ĐMST, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu là bộ công cụ đánh giá năng lực ĐMST quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia sẽ thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Báo cáo cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào ĐMST khi tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên xếp hạng 53. Đầu vào ĐMST bao gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường, Trình độ phát triển của doanh nghiệp.

Về đầu ra ĐMST, Việt Nam tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên xếp thứ hạng 36. Đầu ra ĐMST gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo.

Đáng chú ý, trong năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là Nhập khẩu công nghệ cao, Xuất khẩu công nghệ cao và Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo (theo % tổng giao dịch thương mại).

Trong Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 của WIPO, Việt Nam được ghi nhận là 1 trong 8 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013. Các quốc gia này bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Iran và Morocco.

Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia giữ kỷ lục, có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam).

Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả ĐMST cao hơn so với mức độ phát triển. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST.

Điểm số các trụ cột ĐMST của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột về Nguồn nhân lực và nghiên cứu.

Việt Nam hiện duy trì vị trí thứ 2 về ĐMST trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp duy nhất xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 39.

Ngoài ra, có 5 quốc gia thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam gồm Trung Quốc (hạng 11), Malaysia (hạng 33), Thổ Nhĩ Kỳ (hạng 37), Bulgari (hạng 38) và Thái Lan (hạng 41). Còn lại, tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu hiện được chính phủ nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ tham chiếu quan trọng cho quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó xây dựng chính sách.

Chia sẻ về việc Việt Nam tăng bậc trên bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, kết quả này có được là nhờ những chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng.

Bên cạnh đó, phải kể đến sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức KH&CN, các tổ chức hỗ trợ ĐMST và cộng đồng doanh nghiệp những năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang có sự phục hồi tương đối sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 74.744 tấn quế, với 220,3 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và nhưng giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Tổ chức IDH và Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia Phát triển bền vững ngành quế Việt Nam.

Tại đây cũng đã ra mắt Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) về hồ tiêu và gia vị, Tiểu ban ngành hàng quế.

Việt Nam là quốc gia sản xuất quế đứng đầu thế giới. Với diện tích khoảng 180.000ha, chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ…

Năm 2022, quế Việt Nam chiếm 18,2% về sản lượng nhưng chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 74.744 tấn quế, với 220,3 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và nhưng giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu quế trung bình 10 tháng đạt 2.948 USD/tấn, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam là Ấn Độ, chiếm 43,9% thị phần, tiếp đến là Mỹ, Bangladesh…

Để nhân rộng trồng cây quế, kiểm lâm viên đã xây dựng mô hình trồng thâm canh cây quế ngọc với mật độ cao từ 4.444-15.625 cây/ha, trên 7ha tại 90 hộ gia đình ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết nhiều địa phương có đủ điều kiện trồng, phát triển cây quế và xác định đây là một trong những cây lâm sản ngoài gỗ cho giá trị kinh tế cao.

Cây quế hiện đang là sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa, đồng thời đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương.

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, cho biết thị trường có nhu cầu các sản phẩm giá trị gia tăng, hữu cơ, thực phẩm chức năng để tăng khả năng miễn dịch, chống chọi dịch bệnh như gừng, nghệ, quế...

Quế là sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu, nhưng sản phẩm cũng chịu tác động trước xu hướng tiêu dùng xanh, giảm khí phát thải, carbon; sản phẩm phải truy xuất nguồn gốc; đảm bảo chất lượng, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chẳng hạn Mỹ, thị trường này kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm.

Tuy đứng đầu thế giới về xuất khẩu quế, nhưng theo bà Hoàng Thị Liên, Việt Nam chưa có định hướng chiến lược phát triển bền vững ở cấp quốc gia; thiếu cơ chế để đưa ra những nghiên cứu nhằm kịp thời phản hồi yêu cầu của thị trường.

Chất lượng cây giống còn bỏ ngỏ, chưa có nghiên cứu giống đầu dòng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho sản lượng quế Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với năng suất quế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chưa có một tổ chức làm đầu mối kết nối các tổ chức lại với nhau dẫn tới các chương trình hoạt động mang tính riêng lẻ.

Tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với người trồng quế còn chưa phát triển mặc dù Việt Nam có hơn 600 công ty hoạt động trong lĩnh vực gia vị nhưng chủ yếu làm thương mại.

Chuỗi cung ứng chưa được tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đặc biệt là việc hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để kết nối với các doanh nghiệp.

Với việc thành lập Phóm công tác Đối tác công tư, ông Huỳnh Tiến Dũng, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức IDH tại Việt Nam chia sẻ, các bên khối công và khối tư không phải bây giờ mới bắt đầu trao đổi về hợp tác và hỗ trợ ngành quế.

Trong thời gian qua, với sự kết nối của Tổ chức IDH và một số tổ chức phi chính phủ, khối công và khối tư đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động đối thoại, hợp tác xây dựng tài liệu tập huấn cho nông dân, phối hợp với các công ty quế thực hiện nhiều dự án liên kết sản xuất quế bền vững, thí điểm công cụ đo phát thải carbon trong chuỗi cung ứng quế.

Quyết định chính thức của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nâng mức độ cam kết hợp tác công-tư lên một tầm cao mới, toàn diện hơn.

Ông Triệu Văn Lực, đại diện Nhóm công tác PPP đã đưa ra định hướng phát triển ngành quế gồm; xác định quỹ đất, quy mô vùng trồng; hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế đặc thù cho quế; nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất giống cây quế; phát triển vùng nguyên liệu; tổ chức sản xuất, phát triển cơ sở sơ chế, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm./.