ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNGMs. Lê Trang - 0918 351 068Ms. Thanh Hoài - 0976 976 508
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNGMs. Lê Trang - 0918 351 068Ms. Thanh Hoài - 0976 976 508
Thứ nhất, việc một số địa phương chủ động mời các doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm đến để tư vấn, tuyển dụng quân nhân xuất ngũ là rất ý nghĩa nhưng không phải là quy định bắt buộc nên nơi làm, nơi không. Do đó, cần có quy định rõ, các địa phương phải có trách nhiệm tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ với một tỷ lệ cụ thể trên tổng số quân nhân. Địa phương có thể giao chỉ tiêu cho các ban, ngành, đoàn thể tìm việc cho quân nhân xuất ngũ; giao chỉ tiêu cho các trung tâm dịch vụ việc làm; các doanh nghiệp ở địa phương. Những nơi không có nhiều doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cần liên hệ với các địa phương khác, các doanh nghiệp ở các địa phương khác. Cũng có ý kiến cho rằng, cần xây dựng “quỹ việc làm” cho quân nhân xuất ngũ.
Thứ hai, một vấn đề được quy định trong văn bản luật nhưng lại chưa rõ chế tài xử lý vi phạm. Đó là nhiều trường hợp công dân đã công tác, làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trước khi thực hiện NVQS thì khi quân nhân hoàn thành NVQS, cơ quan, doanh nghiệp đó phải tiếp nhận lại. Nhưng thực tế, nhiều cơ quan, doanh nghiệp từ chối tiếp nhận, hoặc có tiếp nhận nhưng làm hời hợt, vô cảm. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có chế tài để cấp ủy, chính quyền, HĐND các cấp ở địa phương giám sát chặt chẽ việc tiếp nhận quân nhân đã hoàn thành NVQS trở lại cơ quan, doanh nghiệp cũ làm việc với vị trí tương ứng, hoặc tốt hơn trước lúc nhập ngũ. Vấn đề tiếp nhận lại phải có cơ chế để thực hiện.
“Thực túc thì binh cường”, cả hệ thống chính trị thực sự vào cuộc, quan tâm, chăm lo cho quân nhân nhập ngũ cũng như xuất ngũ sẽ tạo động lực to lớn cho mọi công dân cống hiến. Và đó là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.
TPO - 150 chiến sĩ nhí ở Đà Nẵng hào hứng lên cầu vinh quang, "nhập ngũ" Học kỳ trong quân đội. 11 ngày rèn luyện trong quân ngũ, các em được rèn luyện các kỹ năng quân ngũ, kỹ năng thực hành xã hội.
Sáng 8/6, Thành Đoàn Đà nẵng tổ chức xuất quân chương trình Học kỳ trong quân đội đợt 1 năm 2024 với sự tham gia của 150 chiến sĩ nhí. Các em đều là học sinh các trường THPT, THCS trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận. Ảnh: Giang Thanh
Dịp hè năm nay, chương trình Học kỳ trong quân đội được tổ chức thành 2 đợt với sự tham gia của khoảng 300 chiến sĩ nhí. Đợt 1 được tổ chức tại Trung đoàn Bộ binh 971 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu), kéo dài từ ngày 8/6 đến ngày 19/6.
Từ sáng sớm, các chiến sĩ nhí đã có mặt tại Bảo tàng Quân khu V để chuẩn bị cho lễ xuất quân. Các tân binh được đại diện Trung đoàn Bộ binh 971 và Thành Đoàn Đà Nẵng trao hoa và quyết định "nhập ngũ".
Sau khi nhận quyết định, các chiến sĩ nhí hào hứng bước qua cầu vinh quang, tập hợp theo các Tiểu đội để di chuyển về đơn vị đóng quân.
Nhiều năm qua, chương trình Học kỳ trong quân đội được nhiều phụ huynh lựa chọn để đăng ký cho con trải nghiệm, rèn luyện trong dịp hè. Sau 2 năm đăng ký "hụt" cho con trai, năm nay, chị Nguyễn Thị Lệ Thủy (quận Thanh Khê) rút kinh nghiệm, liên hệ để đăng ký cho con tham gia chương trình từ đầu tháng 3.
Có bố làm bộ đội nên cháu Phạm Hoài Phong (SN 2011, Tiểu đội 7, con trai chị Thủy) "mê" môi trường quân đội từ nhỏ. "Khi biết được "nhập ngũ" đợt này, cháu háo hức chuẩn bị từ cả tuần trước. Vợ chồng tôi cũng mong muốn con được trải nghiệm, rèn luyện trong môi trường quân đội kỷ luật để cháu trưởng thành hơn, biết tự lập và có tinh thần tập thể", chị Thủy nói.
Có 2 con đều tham gia chương trình Học kỳ trong quân đội lần này, chị Lê Hoàng Giang My (quận Cẩm Lệ) cũng có mặt từ rất sớm để cùng con chuẩn bị, dặn dò các con đủ điều trước khi "nhập ngũ". Biết thông tin về chương trình qua người quen, chị liên hệ đăng ký sớm để cả 2 con cùng tham gia một đợt.
"Tôi thấy chương trình thực sự rất ý nghĩa, dù chỉ trong mười mấy ngày nhưng các cháu sẽ được trải nghiệm môi trường hoàn toàn mới mẻ, được học hỏi các kỹ năng sống. Tôi mong rằng cả 2 cháu sau khi hoàn thành Học kỳ trong quân đội sẽ có những bài học bổ ích, rèn luyện được nhiều thói quen tốt, trưởng thành và rắn rỏi hơn", chị My chia sẻ.
Được biết, bên cạnh các nội dung huấn luyện về điều lệnh quân đội, làm quen với một số loại vũ khí thông thường, các học viên còn được học rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đi dã ngoại...
Bên cạnh đó, các em còn được các trò chơi vận động, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao để rèn luyện tinh thần tập thể, cùng tăng gia sản xuất với các chiến sĩ trong đơn vị; tham quan, tìm hiểu và thực hành về công tác phòng cháy, chữa cháy...
Theo anh Nguyễn Bá Duân - Phó Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng, Học kỳ trong quân đội là chương trình rèn luyện, trải nghiệm thực tế trong môi trường quân đội dành cho thanh thiếu nhi từ 11 đến 16 tuổi.
(Bqp.vn) - Thành lập ngày 07 tháng 5 năm 1955, Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển; có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến, đánh bại cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển; giữ vững an ninh trật tự, đấu tranh với mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ hoạt động kinh tế biển và các hoạt động khác trên các vùng biển, đảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Tổ chức Quân chủng Hải quân bao gồm Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Các đơn vị trực thuộc gồm các Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân (Bộ Tư lệnh Vùng 1, 2, 3, 4, 5), một số lữ đoàn, học viện, nhà trường, đơn vị kinh tế - quốc phòng, viện kỹ thuật. Ở mỗi vùng, Hải quân tổ chức thành Bộ Tư lệnh Vùng và các đơn vị trực thuộc là các trung tâm, lữ đoàn và các đơn vị bảo đảm, phục vụ.
Quân chủng Hải quân được xây dựng và phát triển cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại với thành phần gồm 5 binh chủng: Tàu mặt nước, Tàu ngầm; Không quân Hải quân; Pháo binh - Tên lửa bờ; Hải quân đánh bộ; Đặc công Hải quân; ngoài ra còn có các đơn vị bảo đảm, phục vụ như Thông tin, Ra-đa, Tác chiến điện tử, Công binh, Hóa học,... Các lực lượng trên đã được tăng cường, đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại như tàu ngầm Kilo 636, tàu hộ vệ tên lửa GEPARD 3.9, tàu tên lửa 12418, tàu pháo TT- 400TP, tàu tuần tiễu pháo 10412; tên lửa bờ BASTION; máy bay EC-225, DHC-6; ra-đa cảnh giới SCORE-3000; bộ đội được huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, qua đó nâng cao sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trải qua quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân chủng Hải quân đã hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.