Hội Thảo Khoa Học Về Giáo Dục

Hội Thảo Khoa Học Về Giáo Dục

Trong bối cảnh cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đã tạo được chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.

Trong bối cảnh cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đã tạo được chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.

Thư mời viết bài tham dự Hội thảo Quốc gia về khoa học giáo dục năm 2024

Thư mời viết bài tham dự Hội thảo Quốc gia về khoa học giáo dục năm 2024. Chi tiết xin mời xem tệp đính kèm.

Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban, Ban Kinh tế Trung ương; PGS. TS. Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Đoàn Hồng Quang là chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội; PGS.TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương,...Về phía Viện Konrad-Adenauer Việt Nam có ông Peter Girke là Trưởng đại diện KAS tại Việt Nam; về phía Viện Kinh tế Việt Nam có PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng, cùng các cán bộ của Viện. Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của các nhà khoa học đến từ một số cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu và các chuyên gia trong nước và Viện KAS.

Ông Peter Girke phát biểu khai mạc Hội thảo

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn phát biểu khai mạc Hội thảo

Sau lời phát biểu khai mạc của ông Peter Girke và PGS.TS. Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, các đại biểu đã lần lượt nghe bài trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu: “Đánh giá tác động kinh tế của Đại dịch Covid-19 và các gói kích thích kinh tế của Chính phủ đồi với kinh tế Việt Nam năm 2020” do TS. Lê Xuân Sang trình bày.

TS. Lê Xuân Sang – trưởng nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo

Sau phần trình bày kết quả nghiên cứu của diễn giả TS. Lê Xuân Sang, Viện Kinh tế Việt Nam, hội thảo đã lắng nghe ý kiến bình luận, đóng góp của các đại biểu tham dự.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban, Ban Kinh tế Trung ương, sau khi phân tích những kết quả tích cực và đóng góp mới của Báo cáo nghiên cứu, đã đưa ra các hướng nghiên cứu và mong muốn nhóm nghiên cứu có những nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh khác về tác động của Đại dịch Covid-19 trong dài hạn bên cạnh những tác động trong thời gian ngắn hạn. Cùng với đó cần xây dựng các phương án hỗ trợ cụ thể cho các kịch bản khác nhau theo báo cáo; từ đó, đưa ra một chính sách toàn diện cho phát triển kinh tế dài hạn trong bối cảnh hiện nay.

Bình luận về Báo cáo của Nhóm nghiên cứu, PGS. TS. Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng phân tích những điểm khác biệt, đóng góp mới của Nhóm nghiên cứu, đồng thời, gợi ý Báo cáo nên đi sâu thêm vào 2 góc độ, thứ nhất là nghiên cứu so sánh Covid-19 với các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế khác; thứ hai, nên nghiên cứu sâu hơn theo hướng hệ thống hóa các biện pháp y tế và hệ lụy khi áp dụng các biện pháp này.

PGS. TS. Đinh Văn Nhã đóng góp ý kiến tại Hội thảo

PGS.TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đồng ý rằng các biện pháp kích thích hỗ trợ cần ưu tiên cho doanh nghiệp lớn, có năng lực cạnh tranh cao tạo đột phá cho việc phát triển, cùng với đó, Việt Nam cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển chứ không phải chỉ dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh những ý kiến nêu trên, một số đại biểu cũng có những đóng góp để đưa ra các đề xuất các hướng nghiên cứu chuyên sâu cho báo cáo trong tương lai.

Kết thúc buổi hội thảo, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn đã gửi lời cảm ơn đến các đại biểu tham dự, đóng góp ý kiến để nhóm tác giả của đề tài có cơ sở hoàn thiện báo cáo của đề tài.

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp.