Trả lời câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử 10
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử 10
Danh sách bài giải môn công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức. Các bài học được sắp xếp theo đúng trình tự chương trình sách giáo khoa. Trong mỗi bài đều được giải cụ thể, chi tiết từ câu hỏi khám phá đến câu hỏi luyện tập, vận dụng. Hi vọng, tech12h.com giúp bạn học tốt hơn môn công nghệ 10 kết nối tri thức.
Câu 1: Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?
Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là: có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
Câu 2: Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại là gì?
Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại:
- Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng.
- Địa hình bị chia cắt bởi núi, cao nguyên, biển cả
- Đồng bằng nhỏ, hẹp, đất đai canh tác ít và không màu mỡ.
- Có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng.
- Có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, bạc,...
Câu 3: Em hãy cho biết hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, trong đó hai giai cấp đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Câu 4: Cơ sở dẫn đến sự hình thành của văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại là gì?
Cơ sở dẫn đến sự hình thành của văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại: Sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông là một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực để xây dựng nền văn minh mang bản sắc riêng.
Câu 5: Em hãy cho biết đặc điểm của dân cư Hy Lạp – La Mã cổ đại?
Dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại đa dạng về tộc người:
- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước là Hy Lạp.
- Cư dân có mặt sớm nhất trên bán đảo I-ta-li-a là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um gọi là người La-tinh. Người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã.
Câu 1: Theo em, phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là gì?
Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là bê tông. Nhờ phát minh ra bê tông, người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga như đấu trường Cô-li-dê, đền Pa-tê-nông, khải hoàn môn Công-xăng-ti-nút,…
Câu 2: Trình bày những điều kiện tự nhiên của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại?
- Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương.
- Địa hình Hy Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiều nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm. Khí hậu và đất đai Hy Lạp phù hợp trồng các loại cây như nho, ô liu,...
- La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên khoáng sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển.
Câu 3: Hình thức tổ chức nhà nước của Hy Lạp cổ đại là gì? Nêu hình thức nhà nước cổ đại của Hy Lạp.
- Hình thức tổ chức nhà nước của Hy Lạp cổ đại là thành bang.
- Hình thức nhà nước cổ đại của Hy Lạp:
+ Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang độc lập. Mỗi thành bang có lãnh thổ, quân đội, luật pháp, đồng tiền riêng và có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, tiêu biểu nhất là hình thức nhà nước dân chủ A-ten. Vào thế kỉ V TCN, nhà nước dân chủ A-ten gồm 4 cơ quan chính:
+ Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người.
Câu 4: Trình bày các ngành sản xuất chính của La Mã cổ đại?
- Thủ công nghiệp và buôn bán với các vùng xung quanh Địa Trung Hải.
- La Mã cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công ghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế:
+ Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng ở trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận tăng thêm nguồn thu nhập cho nền kinh tế.
+ Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với thu hút được nhiều người lao động.
- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.
Câu 5: Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã có đặc điểm như thế nào?
- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi lắm nên xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành muộn.
- Hai ngành sản xuất chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Trong xã hội, nô lệ là lực lượng sản xuất chính.
Câu 1: Những thành tựu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại có giá trị đến ngày nay là gì?
Những thành tựu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại có giá trị đến ngày nay là:
- Về lịch: Phát minh ra dương lịch, một năm có 365 ngày, 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Về chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C,... Ban đầu gồm 20 chữ, sau đó là 26 chữ, ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng.
+ Đạt trình độ cao trên nhiều lĩnh vực: số học, hình học, thiên văn học, vật lí, triết học vẫn còn có giá trị đến ngày nay.
+ Xuất hiện nhiều nhà khoa học nổi tiếng: Trên lĩnh vực toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit. Trong lĩnh vực vật lí có Ác-si-mét. Trong lĩnh vực triết học có Pla-tôn, A-ri-xtốt. Về sử học có Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít. Về địa lí có Stơ-ra-bôn,...
Câu 2: Đặc điểm cuộc sống ban đầu của cư dân Hy Lạp và La Mã là gì?
- Sớm biết làm nghề thủ công, buôn bán, đi biển và trồng trọt.
- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại mở rộng.
- Thương mại phát triển đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước ở Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.
Câu 3: Nguyên nhân ra đời và tổ chức của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại.
- Đất đai chia cắt thành nhiều vùng nhỏ, phân tán không có điều kiện tập trung dân cư ở một số nơi.
- Cư dân sống bằng nghề thủ công và buôn bán nên việc tập trung đông đúc lại không cần thiết, từ đó đã hình thành các thành bang.
- Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang độc lập. Mỗi thành bang có lãnh thổ, quân đội, pháp luật, đồng tiền riêng và tổ chức nhà nước khác nhau, tiêu biểu nhất là hình thức nhà nước dân chủ ở A-ten.
- Thành bang A-ten gồm 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tư lệnh, Hội đồng 500 người và Tòa án 6000 thẩm phán.
- Thành bang có lâu dài, phố xá, đền thờ, sân vận động và quan trọng hơn cả là bến cảng.
Câu 1: Vì sao văn hóa cổ đại Hy Lạp và La Mã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ hơn nền văn hóa cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ...?
- Hy Lạp và La Mã cổ đại không có điều kiện tự nhiên thuận lợi như các Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,... nên họ sớm phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp. Chính sự phát triển thương nghiệp đã tạo điều kiện cho cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại giao lưu buôn bán với các nước. Từ đó văn hóa có điều kiện phát triển.
- Trong quá trình lưu giao đó, họ tiếp thu được những tinh hoa văn hóa của các nước mang về áp dụng cho nền văn hóa nước mình.
- Văn hóa cổ đại Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu văn hóa của các nước phương Đông đó là văn v hóa Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,...
Câu 2: Nêu nhận xét về văn hóa Hy Lạp và La Mã.
- Những thành tựu về văn hoá của Hy Lạp và La Mã được áp dụng đến ngày nay như cách tính lịch, hay hệ thống chữ cái, các định luật, định lí...
- Đến nền văn hoá của Hy Lạp và La Mã con người đã hiểu biết chính xác hơn về khoa học và ứng dụng có hiệu quả thành tựu của khoa học vào cuộc sống.