Mỗi mùa, Hà Nội mang trong mình một nét đẹp riêng mà đến vào mỗi thời điểm riêng bạn sẽ không khỏi xuýt xoa bởi vẻ đẹp mỹ miều của Thủ đô. Đến với Hà Nội, bạn sẽ say mê trước khung cảnh phố phường tràn ngập trong sắc hoa và nền văn hóa, lịch sự vô cùng thú vị.
Mỗi mùa, Hà Nội mang trong mình một nét đẹp riêng mà đến vào mỗi thời điểm riêng bạn sẽ không khỏi xuýt xoa bởi vẻ đẹp mỹ miều của Thủ đô. Đến với Hà Nội, bạn sẽ say mê trước khung cảnh phố phường tràn ngập trong sắc hoa và nền văn hóa, lịch sự vô cùng thú vị.
Mùa hè ở Hà Nội có nhiệt độ cao lên đến 35 độ C, thời tiết nắng nóng, thường có dông và mưa lớn bất chợt. Điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi cho việc du lịch, vì vậy bạn nên lưu ý cho chuyến trải nghiệm của mình.
Mùa đông vào tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ dưới 10 độ C, trời rét, ẩm ướt và gió mạnh. Mưa kéo dài, đường trơn trượt, gây khó khăn trong việc vui chơi các hoạt động bên ngoài. Với thời tiết xấu như vậy, khuyến khích không nên đến Hà Nội, trong lúc di chuyển có thể xảy ra rủi ro, tốn kém tiền bạc và thời gian của bạn
Phố cổ là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của thành phố. Phố cổ quanh co và đông đúc với rất nhiều công trình kiến trúc cổ điển, những gánh hàng rong khuấy động phố cổ bởi những tiếng rao kéo dài không dứt.
Vào thế kỷ 13, Hà Nội có 36 phố. Tới nay, phố cổ đã là một tập hợp lên tới hơn 50 phố. Cách đặt tên các con phố rất thú vị, chính là các tên của những ngành nghề buôn bán của người dân phố đó. Ví như Hàng Gai bán lụa, Hàng Hòm bán hòm… mặc dù ngày nay, nhiều phố không còn buôn bán những mặt hàng này nữa.
Đi bộ khám phá mê cung phố cổ thực sự là một thú vui đối với du khách. Đa số các khu phố thông với nhau. Trước đây, các ngôi nhà tại phố cổ xây dựng theo kiểu hình ống, cao từ 1 - 2 tầng, có gác bằng gỗ. Ngày nay, phố cổ đã có nhiều nhà cao tầng hơn nhưng vẫn có độ cao giới hạn vừa phải.
Thành cổ Hà Nội là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Nay chỉ còn lại cửa chính là Bắc Môn, lầu Hậu Lâu, nền điện Kính Thiên, cửa Đoan Môn và Cột Cờ. Thành cổ Hà Nội đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nằm cách Hồ Gươm chừng 2km về phía Tây, công trình có kết cấu khá phức tạp và đa dạng, gồm 5 khoảng sân, dường như nằm khép kín, yên tĩnh, thoát li hẳn với phố xá Hà Nội. Được vua Lý Thánh Tông kiến lập vào năm 1070, Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, và những người ưu tú nhất trong đạo học ngày xưa. Trường đại học đầu tiên của Việt Nam cũng được thành lập tại đây năm 1076. Văn Miếu hiện còn lại 82 bia tiến sĩ.
Tọa lạc trên Quảng trường CMT8, ngã 5 Tràng Tiền - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông, gần Hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Công trình này là một phiên bản nhỏ hơn của Nhà hát Quốc gia Paris, được xây dựng từ 1901-1911. Đây là một trong các trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, giao lưu…
Xây dựng trên khu đất cao vốn là chân tháp Bảo Thiên nổi tiếng của Thăng Long có từ đời Lý Thánh Tông (1054-1072). Nhà thờ Lớn khánh thành vào đúng lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887). Đây là một kiến trúc khá đồ sộ. Hai gác chuông hai bên cao 30m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Nhà thờ được thiết kế theo kiểu kiến trúc Gothic. Đây cũng là một nhà thờ cổ trong lòng thành phố, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.
Tọa lạc tại 19 phố Lê Thánh Tông, trước Cách mạng tháng Tám, nơi đây là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực, từng là một trường đại học lớn ở Việt Nam, là một trong 3 trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà đã trải bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Truớc năm 1945, chủ nhân là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội”. Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.
Ô Quan Chưởng có tên gọi chính thức là Đông Hà Môn, ở vị trí ngay đầu phố Hàng Chiếu, gần đê sông Hông. Ô Quan Chưởng là một trong 5 cửa ô danh tiếng của Hà thành: Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng. Theo tài liệu trên tạp chí Xưa & Nay, sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp cho phá hết các cửa ô cùng với một phần các con đê để mở rộng Hà Nội. Và tới nay thì Hà Nội cũng chỉ còn lại một cửa ô duy nhất là Ô Quan Chưởng. Sau Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Ô Quan Chưởng đã được chỉnh trang lại nhưng có phần mất đi nét cổ kính.
Nằm trên con phố nhỏ cùng tên, nhà tù Hỏa Lò là công trình được người Pháp xây dựng năm 1896, là nơi giam giữ khoảng 2000 tù nhân chính trị, trong đó có gần 100 trường hợp tù nhân đã vượt ngục thành công. Nhà tù Hỏa Lò hiện còn khá nguyên vẹn với nhiều tư liệu quý, được trưng bày khoa học, là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Là tiêu điểm của thành phố Hà Nội, Hồ Gươm đẹp một cách huyền ảo, làm mê đắm lòng người. Theo truyền thuyết, vào giữa thế kỷ 15, thần Kim Quy đã trao gươm báu cho Lê Lợi để đánh đuổi giặc Minh. Sau khi đánh đuổi giặc phương Bắc thành công, lúc du thuyền trên hồ, vua Lê Thái Tổ trao trả lại gươm báu cho rùa thần. Do đó, hồ còn có tên là hồ Hoàn Kiếm.
Hồ Hoàn Kiếm đẹp nên thơ với hàng liễu rủ bóng bên bờ, tháp Rùa cổ kính rêu phong. Tản bộ dọc hồ vào sáng sớm, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh người dân thành phố tập thể dục, đi bộ, chơi cờ, đánh cầu,… tạo nên một khung cảnh đậm chất dung dị, hiền hòa.
Nằm trong quần thể cảnh quan hồ Hoàn Kiếm còn có đền Ngọc Sơn, ngôi đền nằm tại một “ốc đảo” nhỏ xanh mướt trên Hồ. Đền được dẫn vào bởi cầu Thê Húc, chiếc cầu uốn cong hình con tôm, sơn màu đỏ tươi. Được bao quanh bởi hàng cây xanh mướt giữa bốn bề nước mênh mông, ngôi đền là nơi thờ cúng Đức Trần Hưng Đạo. Trong đền còn có một hiện vật là xác của “Cụ rùa” khổng lồ nặng tới gần 250 kg.
Quanh hồ có rất nhiều quán café để bạn dừng chân nghỉ ngơi, vừa nhâm nhi đồ uống vừa ngắm cảnh hồ. Café Nhà Tròn - Hapro Bốn Mùa nằm ngay cạnh Hồ Gươm, trên lề đường Lê Thái Tổ. Quán thực ra chỉ là một kiosh hình tròn được thiết kế thành một quầy bar nhỏ, thêm những bộ bàn ghế bày xung quanh tạo nên một quán café vỉa hè có thể nói là độc đáo nhất Hà Nội. Khách tới quán phần đông là khách nước ngoài, khách du lịch tới thăm Hồ Gươm. Với không gian rộng và thoáng, ngồi ở bất kỳ góc nào của quán cũng ngắm được toàn cảnh Hồ Gươm. Những chiều cuối tuần, các gia đình đưa con đi chơi hồ cũng thường tới đây ngồi nghỉ và thư giãn.
Hồ Tây là hồ nước ngọt lớn nhất trong hệ thống các đầm hồ tại Hà Nội. Xung quanh hồ có nhiều đình chùa và các biệt thự sang trọng tạo cho nơi đây vẻ đẹp hòa trộn đa sắc rất kỳ lạ. Dọc theo đường Xuân Diệu nằm ở phía Tây của hồ là một dãy liên tiếp các nhà hàng kiểu Âu sang trọng, các quán café, cửa hàng, cửa hiệu và Spa. Mạn ven hồ Tây là nơi tọa lạc của những khách sạn xa hoa nhất của Hà thành và những ngôi biệt thự sang trọng.
Hồ Tây là nơi đến thư giãn của người Hà Nội và cũng là nơi ở lý tưởng của những người nước ngoài đang sống và làm việc ở chốn Hà Thành.
Nhiều ngôi chùa, đền là thế, nhưng có lẽ người Hà Nội, khách du lịch vẫn tìm đến đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ không chỉ để được thưởng thức nét đẹp kiến trúc của đền chùa cổ xưa mà còn cầu may, cầu phúc...
Bạn cũng có thể tới tham quan hai ngôi chùa cổ nổi tiếng khi dạo quanh Hồ Tây là phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc.
Có một phần nhô ra Hồ Tây, Phủ Tây Hồ là một trong những điểm tâm linh hàng đầu của Hà Nội. Hàng tháng, vào mùng 1 và ngày rằm, phủ Tây Hồ đông kín Phật Tử hành hương. Quang cảnh trong phủ đẹp nên thơ và yên tĩnh. Đây là một trong những nơi bạn nên ghé qua để cảm nhận được sự thanh tịnh, yên bình, cảm nhận trời đất đang chuyển động, rất khẽ.
Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm trên đường Thanh Niên. Trong chùa có một cái bia cổ có từ năm 1639, thuật lại quá trình hình thành nên chùa Trấn Quốc. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 15, trùng tu năm 1842. Trong chùa có lưu giữ rất nhiều tro cốt của các vị cao tăng.
Đền Quán Thánh được dựng lên vào đời nhà Lý, thờ Thánh Phương Bắc - vị thánh biểu thị sức mạnh qua hình tượng rùa và rắn. Bức tượng khổng lồ và chiếc chuông lớn trong đền được đúc bằng đồng đen nguyên chất vào năm 1677. Đền nằm ở gần hồ Trúc Bạch, chỗ giao cắt giữa đường Thanh Niên và Quán Thánh.
Hồ Trúc Bạch nằm rất gần nhưng tách biệt với hồ Tây, được ngăn cách bởi đường Thanh Niên. Hai bên bờ hồ rợp bóng cây xanh. Vào thế kỷ 18, chúa Trịnh đã cho xây một cung điện ngay bên hồ.
Ngoài ra, Hà Nội còn hút hồn du khách bởi những con đường đặc trưng mỗi mùa đổ lá như đường Trần Phú, đường Ngô Quyền (đoạn gần khách sạn Metropole), đường Hoàng Diệu, đường Kim Mã, đường Điện biên Phủ, phố Phan Đình Phùng, đường Nguyễn Du ngạt ngào hương hoa sữa...