Những ngày mồng Tết ăn uống quá đà hay thức khuya, uống nhiều rượu bia, ... là những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể tích nhiệt và nhiều độc tố có hại. Nếu gặp phải những trường hợp trên bạn có thể nấu và dùng ngay 5 loại nước sâm thanh nhiệt cơ thể sau Tết để được thanh mát cả năm nhé!
Những ngày mồng Tết ăn uống quá đà hay thức khuya, uống nhiều rượu bia, ... là những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể tích nhiệt và nhiều độc tố có hại. Nếu gặp phải những trường hợp trên bạn có thể nấu và dùng ngay 5 loại nước sâm thanh nhiệt cơ thể sau Tết để được thanh mát cả năm nhé!
Bước 1: Mía lau rửa sạch, đập dập hoặc chẻ mỏng. Các loại cây và lá mát cũng rửa sạch, để ráo nước. Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho các loại cây lá mát vào nồi. Cuối cùng cho phần mía còn lại vào trên cùng. Bước 3: Đổ ngập nước, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.
Nước sâm giải nhiệt này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong vòng 24h vì để lâu nước không còn ngon.
Xem công thức và cách làm chi tiết Sâm giải nhiệt
Không chỉ đợi đến khi nóng trong người thì bạn mới có thể tìm đến nước sâm để dùng mà bạn nên dùng thường xuyên 5 loại nước sâm thanh nhiệt cơ thể trên đây sẽ giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả và nâng cao sức khỏe.
Chiết xuất hỗn hợp Ngưu Hoàng (Nhập khẩu từ Colombia, hàm lượng chất rắn 1%, nhân sâm ngải cứu, cây bạch chỉ, Sắn dây, Sukhumang, nấm linh chi, Ngưu Hoàng) 79,188%, Hồng sâm cô đặc 6 năm tuổi (saponin thô 70mg/g) 0,25% .(Tỷ lệ hỗn hợp sợi gai dầu nguyên liệu: rễ hồng sâm 70%, nhân sâm đỏ 30%), dextrin, fructose dạng lỏng, axit citric, natri xitrat, hương liệu tổng hợp ( bột hương bạc hà), linh chi cô đặc, Sukjihwang cô đặc, Taurine, nhân sâm cô đặc, chiết xuất vàng phức hợp, hương liệu tổng hợp (Ssanghwahyang) , axit nicotinic amide, Vitamin B1 Hydrochloride, Vitamin B6 Hydrochloride, Vitamin B2.
2.Theo các tài liệu nghiên cứu công dụng của:
- Ngưu hoàng có tác dụng: An thần, thanh nhiệt, chống co giật, rối loạn tiền đinh, giảm tắc nghẽn mạch máu, phòng ngừa đột quỵ não và phục hồi sau tai biến.
- Hồng sâm: Bồi bổ sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, làm chậm quá trình lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tỉnh táo.
- Bạc hà có tác dụng: Làm ấm cơ thể, giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường, tăng tuần hoàn máu.
Sự kết hợp của các loại thảo dược quý tốt cho đối tượng: Cần nâng cao sức khỏe như hay đau đầu chóng mặt, khó thở, hồi hộp ngủ không sâu giấc, sức đề kháng kém, tốt cho Phổi, Huyết áp, Tim mạch giảm nguy cơ tai biến
3, Hướng dẫn sử dụng: Người lớn dùng sau ăn sáng, trưa 1 túi (70ml)/ lần, 2 lần/ ngày. Trẻ em dùng 1/2 so với người lớn. Mỗi đợt nên dùng 1-3 tháng. Ngon hơn khi uống lạnh. Tìm hiểu thông tin thêm qua Vietcheck
Quy cách: 70 ml/túi; 5 túi/hộp (350 ml), 30 túi/hộp (2.100 ml) HSD: 3 năm (Xem trên bao bì)
Nhà sản xuất: KOREA GINSENG NATURAL Incorp (Hàn Quốc)
Không uống nếu bao bì bị biến dạng, hư hỏng hoặc thành phần bên trong bị thay đổi
Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nước ngưu hoàng hồng sâm có những công dụng tuyệt vời như: ✔ Bồi bổ, phục hồi sức khỏe, đặc biệt cho người sau khi bị đột quỵ, tai biến mạch máu não. ✔ Dùng rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh vì áp lực công việc, lao động trí óc ở cường độ cao và đối mặt với những biến cố trong cuộc sống. ✔ Điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch. ✔ Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Tăng cường sức khoẻ hoạt động thể chất , sinh lực cho nam giới. Những người hút thuốc , rượu bia uống thường xuyên sẽ có tác dụng giải độc tố. ✔ Có công dụng trong việc chữa trị chứng đột quỵ ( chứng xuất huyết não, liệt toàn thân, liệt tay chân, khiếm khuyết về ngôn ngữ, khó nuốt, hôn mê, tâm thần và chứng tê liệt ở mặt), cao huyết áp, tim đập nhanh hô hấp khó, tinh thần bất an, đau co giật cấp và mãn tính, rối loạn thần kinh thực và bất tỉnh nhân sự,… ✔ Phòng chống các bệnh về cao huyết áp và tai biến mạch máu não, tim đập nhanh, ích khí dưỡng huyết trấn kinh an thần, trị phong cũng như cho các bệnh do khí huyết không đỏ, hỏa khí trong người vượng, đờm nhiệt gây nên tức ngực khó thở nhức đầu hoa mắt đi lại nói năng khó khăn, đầu óc không tỉnh táo.
Đi xe trên đường vào giữa trưa nắng nóng, ghé uống 1 ly “sâm lạnh” thấy sảng khoái tươi tỉnh hẳn ra. Mang tiếng là “sâm lạnh” nhưng khi uống chẳng thấy có hương vị sâm tí nào cả. Vậy có thực “sâm lạnh” tác dụng thanh nhiệt bổ dưỡng như người ta thường hiểu không?
Mùa nắng nóng, các quán sâm lạnh mọc lên rất nhiều, cần đề phòng vệ sinh.5 công thức đang được dùng trên thị trường
Mùa nắng nóng, các quán sâm lạnh mọc lên rất nhiều, cần đề phòng vệ sinh.
Thử tìm hiểu qua 5 công thức “sâm lạnh” đang được dùng trên thị trường, dễ dàng nhận thấy:
1. Sinh địa, rong biển, cúc hoa, đều 30g; la hán 2 quả.
2. Sài đất, rễ tranh, đều 20g; mía lau 5 khúc; râu bắp 50g; thuốc dòi 100g.
3. Rễ tranh 20g, thuốc dòi 50g, rong biển đỏ 10g, mía lau 2 khúc, lá dứa 5 lá, sò lẻ bạn 5 lá.
4. Sinh địa, cúc hoa, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, đều 20g; cam thảo 10g, đại táo 10 quả, mía lau 3 tấc (chẻ nhỏ).
5. Khúc mía lau, 20g rễ tranh, 100g lá thuốc dòi, 20g rong biển đỏ, 1/2 lít nước vo gạo, 50g râu bắp, 5 lá dứa, 5 lá lẻ bạn, 30g nhãn nhục, 100g đường.
Qua thành phần của các vị thuốc trong 5 công thức trên, có thể thấy có 4 vị được dùng nhiều là: mía lau, rễ tranh, râu bắp, lá thuốc dòi.
Mía lau: Saccharum sinensis Roxb., thuộc họ Lúa (Poaceae). Đông y gọi là cam giá. Vị ngọt, tính bình. Có tác dụng trừ nhiệt chỉ khát, hòa trung, khoan cách, hành thủy, nhuận huyết, giải ban, tư nhuận phế, bổ hư lao, thông tiểu tiện, giải được các sức nóng của thuốc.
Rễ tranh: Rhizoma Imperatae Cyclindrcae. Họ lúa (Gramineae hoặc Poaceae). Còn gọi là rễ cỏ tranh. Đông y gọi là bạch mao căn. Vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng lương huyết (làm mát máu), chỉ huyết (cầm máu), thanh nhiệt, lợi niệu (giúp đi tiểu dễ). Trị bứt rứt, khát nước do nội nhiệt, tiểu tiện không thông, tiểu gắt, tiểu ra máu, chảy máu cam, ho suyễn do phế nhiệt.
Râu bắp (râu ngô): Stigmata Maydis. Vị ngọt, tính bình; có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Râu ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng.
Thuốc dòi (bọ mẳm): Pouzolzia zeylanica Benn. Họ Gai (Urticaceae). Vị ngọt nhạt, tính hàn. Có tác dụng giải độc, tiêu thũng, bài nùng, thanh thấp nhiệt. Trị mụn nhọt lở loét, vú sưng, răng đau do phong hỏa, viêm ruột, kiết lỵ, nhiễm trùng đường tiểu. Dân gian thường cho vào các hũ mắm để diệt khuẩn (vì vậy còn gọi là bọ mắm, sát trùng thảo).
Dùng mía lau để thanh nhiệt, làm cho hết khát. Rễ tranh và râu bắp có tính lợi tiểu, dùng hỗ trợ mía lau để thanh nhiệt, đồng thời đẩy nhiệt ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Thuốc dòi, vừa thanh nhiệt ở phế, vừa có tác dụng sát trùng.
Như vậy, các công thức nấu sâm lạnh đều có những vị thuốc thanh nhiệt, tả hỏa, giúp cơ thể không bị nhiệt, nóng. Thêm một ít rong biển để tận dụng muối thiên nhiên bổ sung cho natri và chất khoáng bị mất đi qua mồ hôi. Sâm lạnh xứng đáng là thức uống “quý” cho cơ thể vào những ngày nắng nóng, vừa thanh nhiệt, vừa bổ dưỡng… Tuy sâm lạnh là thức uống quý như vậy nhưng mỗi nơi chế biến lại pha tạp lẫn lộn (tùy vật liệu kiếm được…) và khi chế biến, vấn đề vệ sinh cũng là điều cần quan tâm. Ngoài ra, khi được cho vào xe đẩy ra các ngã đường để tiêu thụ, với lượng xe cộ đông đúc, khói, bụi… có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của “sâm lạnh”.
Vì vậy, nếu có thể, tùy dược liệu kiếm được, nên tự mua về nấu cho cả nhà cùng uống là điều tốt nhất. Đừng để vì sâm bổ dưỡng đâu không thấy mà chỉ thấy liên tục vào... thăm nhà vệ sinh thì đúng là “bổ nhào”!