- Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước, bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, trong khi đó pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó.
- Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước, bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, trong khi đó pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó.
Theo Mục 3 hương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT yêu cầu cần đạt khi học xong môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:
- Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.
- Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong công đồng dân cư;
- Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày;
- Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân.. và cách xử sự trong các mối quan hệ).
Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.
Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬTgiải đáp như sau:
Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi chủ thể trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
Cụ thể, định nghĩa về pháp luật gồm các yếu tố sau:
- Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận đối với những tập quán ban đầu có sẵn.
- Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
- Pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng, bởi vậy các chủ thể sẽ không có quyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật.
- Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
Tóm lại, khi nói đến pháp luật thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính bắt buộc và phổ biến, áp dụng trong toàn xã hội và được áp dụng nhiều lần.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp nên chưa có pháp luật. Trong thời kì này cũng chưa có mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Sự thay đổi của xã hội thể hiện trong sự phát triển về mặt kinh tế và về mặt xã hội dẫn đến nhu cầu thiết lập một trật tự mới mà những quy tắc tập quán, tôn giáo không còn phù hợp. Vì vậy pháp luật ra đời điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ trật tự xã hội.
Về mặt khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước (xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và nhu cầu quản lý, giữ trật tự xã hội) cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
Về mặt chủ quan: pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành và/hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội.
Như vậy, có thể hiểu pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật là mối quan hệ thuộc thượng tầng kiến trúc, chúng có mối liên hệ tác động qua lại. Cụ thể:
- Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống.
- Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: quyền lực Nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy là chủ thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật nhưng Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật, bị ràng buộc bởi pháp luật.
Trong lý luận nhà nước và pháp luật: pháp luật xuất hiện từ khi nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Mục 4 Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT nội dung tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:
Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những kiến thức cơ bản về các vấn đề:
- Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý;
- Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Một số ngành luật cơ bản: Luật Nhà nước - Hiến pháp 1992, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự và một số chuyên đề tự chọn (trong đó có pháp Luật quốc tế).
3.1 Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Theo đó, với nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân đòi hỏi nội dung của pháp luật cũng như hoạt động tổ chức, thực hiện, áp dụng pháp luật phải thể hiện được tính toàn quyền của nhân dân, quán triệt tư tưởng nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực.
3.2 Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc dân chủ được thể hiện ở quyền và nghĩa vụ pháp lý dành cho cá nhân, tổ chức và phải thông qua sự ghi nhận của pháp luật đảm bảo thực hiện bằng xã hội và Nhà nước bằng hình thức phù hợp.
Pháp luật quy định các cách thức thực hiện dân chủ: trực tiếp và gián tiếp, nội dung và hình thức thực hiện. Xem xét dựa trên quy mô toàn xã hội cũng như trong các cộng đồng dân cư, dân chủ chỉ đảm bảo thực hiện hiệu quả nhất khi thực hiện đổi mới mạnh mẽ hệ thống chính trị đặc biệt là cơ sở.
Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa của pháp luật ở chỗ Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quy chế dân chủ cơ sở, tiêu biểu như Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;…
Nguyên tắc này thể hiện các biện pháp xử lý đối với những cá nhân vi phạm pháp luật không gây xúc phạm thể xác, danh dự, nhân phẩm. Các quy định thể hiện theo hướng có lợi nhất cho con người trong khuôn khổ hợp pháp và hợp đạo đức.
Ví dụ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay các quy định có liên quan đến việc ân xá, đặc xá cho phạm nhân.
Được thể hiện trên nhiều phương diện, cụ thể như: quy định và áp dụng các biện pháp xử lý phải hợp lý tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật, quy định mức độ thụ hưởng tương ứng với sự cống hiến, đóng góp,…
Trong từng lĩnh vực quan hệ xã hội, công bằng lại có những đặc điểm riêng, như công bằng trong chính sách lao động, việc làm, y tế và giáo dục,…
4.5 Nguyên tắc nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý
Gắn liền với quyền lợi là nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, về vấn đề này tại Điều 15 Hiến pháp 2013 khẳng định:
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
- Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
- Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nguyên tắc này cũng thể hiện rõ nét mới quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân trong điều kiện Nhà nước pháp quyền. Giữa nhà nước và cá nhân có mối quan hệ bình đẳng, đồng trách nhiệm.
Nguyên tắc này có thể dễ dàng thấy trong các quy định của pháp luật có liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa, vay nợ,… theo đó trong hợp đồng dân sự bên cạnh quyền của các bên còn cần ghi nhận về nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng đi kèm.
Chế độ chính trị theo Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013