Tập Bài Giảng Lý Luận Về Pháp Luật Pdf

Tập Bài Giảng Lý Luận Về Pháp Luật Pdf

Thông thường, quy trình tư vấn Pháp luật gồm các bước:

Thông thường, quy trình tư vấn Pháp luật gồm các bước:

Yêu cầu khi xử lý và tìm giải pháp pháp lý

+ Quan sát vụ việc: đưa ra nhận xét: từ yêu cầu ==> giải pháp

Tình huống tư vấn: Anh A đến xin tư vấn vụ việc như sau:

+ Ngày 1/1/2015, anh A ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm với Công ty X. Sau đó tiếp tục ký bản camkeets kèm theo HĐLĐ trong đó có điều khoản: khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước 90 ngày.

+ Ngày 21/12/2015 anh A viết đơn xin nghỉ việc và gửi đơn cho Công ty xin nghỉ việc từ ngày 21/03/2016

+ Ngày 16/2/2016, anh A gửi đơn xin nghỉ phép đến phòng Hành chính nhân sự nhưng Công ty không đồng ý cho anh A nghỉ phép

+ Ngày 29/3/2016 công ty ra quyết định xử phạt kỷ luật bằng hình thức sa thải đối với anh A. Trong quyết định ghi rõ: (i) Buộc anh A phải bồi thường cho Công ty một khoản tiền tương đương tiền lương những ngày không báo trước theo đúng cam kết, (ii) Khi nào anh A thực hiện các nghĩa vụ trên với Công ty thì Công ty mới trả sổ BHXH

Yêu cầu của anh A: Công ty X trả lại sổ BHXH mà Công ty đã giữ của mình

– Các kỹ năng cần thiết để tìm ra giải háp pháp lý cho vụ việc:

+ nhìn được mong muốn của khách hàng

+ dựng lại diễn biến vụ việc, xác định chứng cứ vụ việc

– Một số kỹ năng cơ bản để xác định đúng yêu cầu khách hàng: lắng nghe, ghi chép, xác định yêu cầu chính của khách hàng, hỏi lại, bổ sung …

– Xác định diễn biến vụ việc là yêu cầu bắt buộc: mục đích là để xây dựng được sơ đồ diễn biến vụ việc

+ mọi tình tiết đều phải đưa vào “sơ đồ” vụ việc

+ đánh giá tình tiết quan trọng: là tình tiết có giá trị pháp lý, đồng thời có giá trị chứng minh

+ lắng nghe và xác minh sự kiện (bằng các chứng cứ)

+ bổ sung các sự kiện còn thiếu: bằng tư duy logic + kinh nghiệm

+ đánh dấu những sự kiện, tình tiết còn thiếu trong “sơ đồ”

+ diễn biến xếp theo trình tự thời gian (tương tác với khách hàng)

– B4: Dùng kinh nghiệm để xác định các chứng cứ phổ biến của 1 vụ việc tương tự đã từng xử lý)

– B5: Kiểm tra các chứng cứ do khách hàng cung cấp (theo gợi ý ở bước 4) (Điều 95 Luật TTDS 2015)

– B6: Bổ sung các chứng cứ trong quá trình đọc hồ sơ (bằng kinh nghiệm + phán đoán logic + tư duy pháp lý)

– B7: Xác định giá trị pháp lý của chứng cứ (hợp pháp hay không hợp pháp)

– B8: Xác định giá trị của chứng cứ trong vụ việc

– B9: Lập bảng thống kê chứng cứ

Mục đích của Hợp đồng tư vấn PL

– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động tư vấn PL

– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên

– Tư vấn PL theo giờ: Phiếu yêu cầu tư vấn

Chú ý: mặc dù ghi là Phiếu nhưng đây vẫn là 1 loại hợp đồng

– Tư vấn PL theo vụ việc: Hợp đồng tư vấn PL theo vụ việc

– Tư vấn PL thường xuyên: Hợp đồng tư vấn PL thường xuyên. Chủ yếu khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp

Vấn đề 5: Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng

– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng là việc cá nhân, pháp nhân này thực hiện quyền, nghĩa vụ ngoài tố tụng của cá nhân, pháp nhân khác thông qua giao dịch ủy quyền theo quy định của PL.

Chú ý: phân biệt với đại diện trong tố tụng là thực hiện quyền, nghĩa vụ cho khách hàng theo quy định của các luật tố tụng. So với đại diện ngoài tố tụng thì PL về (trong) tố tụng quy định về đại diện đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn. Đại diện trong và ngoài tố tụng thường có sự liên thông với nhau, và thực tế thường khách hàng ủy quyền cả trong tố tụng và ngoài tố tụng.

Như vậy khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, tức là đã có sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ của chủ thể sang người được ủy quyền.

Chú ý: sau khi Luật dân sự 2015 có hiệu lực, thì không chỉ cá nhân mà pháp nhân cũng được ủy quyền.

– Các trường hợp phát sinh nhu cầu đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng:

+ khách hàng không am hiểu về lĩnh vực mà họ có quyền, nghĩa vụ cần phải thực hiện: đây là trường hợp phổ biến nhất trong thực tế

+ khách hàng có trở ngại về thể chất, sức khỏe, tâm lý khi tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ: như đang bị đau ốm, bệnh tật, hoặc vì tâm lý “ngại xuất hiện”, ngại tiếp xúc với chính quyền

+ khách hàng có trở ngại về thời gian, không gian khi tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ: như do điều kiện công tác không có thời gian, hoặc vụ việc diễn ra ở địa phương khác với nơi cư trú

+ nhiều khách hàng có quyền, nghĩa vụ tương tự cần phải thực hiện với 1 cá nhân, pháp nhân khác: VD tất cả nhân sự công ty ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho bộ phận kế toán; Luật khiếu nại quy định khi khiếu nại đông người thì bắt buộc phải có người đại diện

+ giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng cần được xác lập để bảo đảm thực hiện 1 giao dịch khác với khách hàng: ví dụ A chưa đủ 18 tuổi, muốn mua ngôi nhà của B (đã đủ 18 tuổi) và thực tế đã trả tiền cho B, tuy nhiên A chưa đủ điều kiện để ký hợp đồng với B, khi đó B thực hiện ủy quyền cho A toàn quyền định đoạt (mua bán, tặng cho) ngôi nhà đó để đến khi A đủ 18 tuổi sẽ thực hiện quyền của mình

Kỹ năng đàm phán, soạn thảo, ký kết Hợp đồng tư vấn PL

– Có kỹ năng trong giao tiếp, thương lượng

– Nguyên tắc: hài hòa lợi ích của các bên

+ theo độ phức tạp của vụ việc: chú ý nêu bật lợi ích của khách hàng đạt được khi ký Hợp đồng tư vấn

Lưu ý: chi phí có thuế GTGT hay không?

b. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng tư vấn

– Có thể áp dụng theo Thông tư 01/2011 quy định về thể thức trình bày các loại văn bản hành chính thông dụng

c. Kỹ năng ký kết hợp đồng tư vấn

– Lưu ý thẩm quyền người ký kết hợp đồng: phải là người đại diện theo PL, hoặc người được ủy quyền hợp pháp

– Số bản của Hợp đồng: tùy theo khách hàng yêu cầu, ít nhất 2 bản

– Lưu ý về khả năng thanh toán của khách hàng. VD khách hàng nhờ tư vấn về phá sản

Giảng viên: cô Đỗ Ngân Bình (TS)

Tra cứu và áp dụng văn bản PL

– B1: Xác định phạm vi ngành luật (VD vụ việc thuộc ngành luật lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, …)

– B2: Tìm ra văn bản pháp luật, các điều luật

– B3: Xác định hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật

– B4: Điều luật có nội dung “vênh” nhau ==> cần xác định sẽ áp dụng điều luật nào

– B6: Vận dụng linh hoạt điều luật

Vợ chồng cụ Thông có 5 người con có tên là ông Vũ, ông Trụ, bà Bền, ông Chắc, ông Ngọ. Cụ Thông qua đời năm 1995 và cụ bà qua đời năm 2004, các cụ không để lại di chúc. Trong số 5 người con, chỉ có vợ chồng ông Ngọ ở trên đất của 2 cụ với diện tích 400 m2 tại quận Tây Hồ từ năm 1985, những người con khác đều đã có nơi ở độc lập riêng biệt. Tháng 2/2017, ông Chắc làm đơn khởi kiện ra tòa án Tây Hồ đề nghị chia thừa kế của bố mẹ để lại. Tại các phiên hòa giải, có 3 quan điểm khác nhau:

+ ông Trụ, bà Bền, ông Chắc cùng đòi chung 100 m2 đất, còn 300 m2 đất ông Vũ và ông Ngọ chia với nhau thế nào thì tùy

+ ông Vũ đòi 150 m2 đất và chia cho ông Ngọ 150 m2, còn 100 m2 đem bán và chia đều cho 5 người

+ ông Ngọ đòi 200 m2, cho ông Vũ 100 m2, còn lại 100 m2 mang bán, lấy 1 tỷ xây nhà thờ họ, còn lại chia cho 3 người còn lại

(định giá sơ bộ mảnh đất 400 m2 có giá 50 triệu đồng / m2)

Sau các lần hòa giải không thành, ông Ngọ đã mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Với tư cách là luật sư của ông Ngọ, giải pháp tư vấn của các bạn là gì ?

Giảng viên: thầy Nguyễn Mạnh Hùng (TS)