Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Xuất khẩu gỗ ván ép đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý của Việt Nam và các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu. Dưới đây là một số quy định quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý:
Gỗ ván ép là mặt hàng thuộc diện kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt trong bối cảnh các quy định về bảo vệ môi trường và rừng ngày càng được thắt chặt. Các văn bản pháp luật quan trọng cần tuân thủ bao gồm Luật Lâm nghiệp, các nghị định của Chính phủ về quản lý xuất khẩu lâm sản, và các thông tư hướng dẫn từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Dăm gỗ là vật liệu sinh khối dùng để sản xuất viên nén mùn cưa hay viên nén gỗ. Thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại dăm gỗ được ép thành các viên gỗ nhỏ và cứng. Viên nén gỗ có độ ẩm thấp, độ tro thấp và nhiệt lượng phát ra cao. Do đó, viên nén gỗ được dùng để thay thế các loại chất đốt truyền thống. Ngoài ra, viên nén gỗ còn an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Vậy nên ngày càng được ưa chuộng trên những thị trường.
Việt Nam thuộc danh sách những nước đang thiếu hụt nguồn gỗ tự nhiên. Do các cơ sở sản xuất và chế biến gỗ đang trên đà tăng đột biến. Do đó, việc sử dụng dăm gỗ được nghiền từ phế phẩm gỗ làm nhiên liệu đốt thay thế nguồn gỗ tự nhiên là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hơn nữa, dăm gỗ có giá thành rẻ hơn các nguồn gỗ tự nhiên, đặc tính dễ bén lửa, lượng sinh nhiệt cao, chi phí rẻ. Chính vì vậy hiện nay dăm gỗ cũng là sản phẩm được các nước trên thế giới nhập khẩu để thay thế các loại nguyên liệu đốt khác.
Bột giấy được nghiền từ dăm gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Hiện nay, công suất sản xuất giấy tại Trung Quốc và Nhật Bản là rất lớn. Do đó, kéo theo nhu cầu cực kỳ cao của các nước này về nguồn bột giấy. Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu bột giấy chủ yếu của hai nước này, lên tới 60%. Với nguồn cung trong nước hạn chế, Trung Quốc sẽ tiếp tục dựa vào các nước láng giềng để cung cấp nguyên liệu sản xuất bột giấy trong tương lai.
Trong các loại gỗ công nghiệp hiện nay, ngoài gỗ MDF và MFC thì gỗ ván ép cũng là loại vật liệu nhân tạo quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Gỗ ván ép hay gỗ dán, còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Plywood, là một loại vật liệu được tạo ra bằng cách dán các lớp gỗ mỏng (gọi là Veneer) bằng keo chuyên dụng, sau đó ép thủy lực tạo độ cứng. Quy trình sản xuất này giúp tăng cường độ bền, hạn chế tình trạng cong vênh, và tạo ra một sản phẩm có khả năng chịu lực tốt, phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau như trong xây dựng, sản xuất nội thất, và các ngành công nghiệp khác.
Cấu tạo gỗ dán gồm nhiều lớp ép lại với nhau. Lớp lõi ở giữa thường bằng các loại gỗ cứng như keo, cao su, bạch đàn. Lớp phía ngoài là từ các loại gỗ như óc chó, tần bì, sồi, hoặc được phủ Laminate, hay Melamin.
Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ ván ép phát triển mạnh mẽ, với thị trường xuất khẩu chính gồm các nước như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này không chỉ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia mà còn tạo ra nhiều việc làm và cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp gỗ trong nước.
Xuất khẩu gỗ ván ép không chỉ dừng lại ở việc hoàn tất các thủ tục và chứng từ, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải lưu ý đến những yếu tố sau:
- Quy định của từng thị trường nhập khẩu: Mỗi thị trường có các yêu cầu và quy định riêng về tiêu chuẩn chất lượng, quy cách đóng gói, và chứng từ nhập khẩu. Ví dụ, thị trường EU thường yêu cầu các sản phẩm gỗ phải tuân thủ Quy định về gỗ của EU (EUTR), trong khi thị trường Mỹ có thể yêu cầu các chứng nhận về nguồn gốc gỗ như FSC (Forest Stewardship Council). Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định này để tránh bị từ chối nhập khẩu hoặc gặp rắc rối về pháp lý.
- Kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn môi trường: Để xuất khẩu thành công vào các thị trường khó tính, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm gỗ ván ép của mình đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và bảo vệ môi trường. Điều này bao gồm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu, tuân thủ các quy định về xử lý hóa chất và bảo vệ môi trường, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, FSC.
- Rủi ro và biện pháp phòng ngừa: Hoạt động xuất khẩu gỗ ván ép có thể đối mặt với nhiều rủi ro như thay đổi quy định pháp lý, tranh chấp hợp đồng, hoặc rủi ro về thanh toán. Để giảm thiểu các rủi ro này, doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như mua bảo hiểm hàng hóa, sử dụng các phương thức thanh toán an toàn an toàn như L/C (Letter of Credit), và kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm trước khi vận chuyển.
Một số rủi ro khác như biến động giá cước vận chuyển, thay đổi chính sách thương mại từ các nước nhập khẩu cũng cần được cân nhắc. Doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên thông tin về thị trường, đồng thời có các kế hoạch dự phòng để ứng phó với những thay đổi bất ngờ.
Xuất khẩu gỗ ván ép không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được thành công, các doanh nghiệp cần nắm vững và tuân thủ các quy trình, thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép một cách chính xác và đầy đủ. Từ việc chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các thủ tục kiểm dịch và hun trùng, đến khai báo hải quan và lưu ý đặc biệt về các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu, tất cả đều cần được thực hiện một cách cẩn thận và đúng quy định.
Việc hiểu rõ và làm đúng các bước trong quy trình xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro không đáng có, từ đó tối ưu hóa chi phí, nâng cao uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài. Đặc biệt, việc nắm vững các yêu cầu về chất lượng và môi trường không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững cho ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam.
Nếu công ty bạn cần tư vấn thêm, hoặc muốn tìm hiểu về chi phí khâu logistics, hãy liên hệ với chúng tôi trong link dưới đây.
Dăm gỗ được xem là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn. Và chiếm một phần lớn kim ngạch trong tổng trị giá xuất khẩu gỗ Việt Nam hàng năm. Theo thống kê gần đây, xuất khẩu dăm đem lại 1,5 tỷ USD, tương đương 15-18%. Lượng dăm xuất khẩu hàng năm khoảng 12 triệu tấn, tương đương với 24 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Vậy dăm gỗ là gì? Tại sao dăm gỗ lại được ưa chuộng trên thị trường quốc tế? Hãy cùng Phương Quân tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!
Dăm gỗ là một loại phụ phẩm được tạo ra trong quá trình chế biến và sản xuất đồ gỗ. Bên cạnh những miếng gỗ nguyên tấm được dùng để làm bàn ghế, nội thất,… thì những mẩu gỗ có kích thước nhỏ dưới 3cm thừa lại sẽ được gọi là dăm gỗ. Dăm gỗ có thể được chế biến từ các đống phế phẩm gỗ thừa mứa trong xưởng hoặc có thể được nghiền trực tiếp từ gỗ cây, gỗ cành, gốc cây,… Việc này đối với các loại máy nghiền gỗ thành dăm công suất lớn là điều vô cùng dễ dàng. Không những trong một thời gian ngắn cho ra một số lượng lớn mà còn dăm gỗ còn có chất lượng cao, kích thước đồng đều, không vụn mủn.
Sau đây là một số ứng dụng chi tiết của dăm gỗ tại một số lĩnh vực: