Vạn Lý Trường Thành Cư Dung Quan là đoạn thành cổ gần Bắc Kinh nhất. Đoạn thành được xây dựng từ năm 770 - 221 trước Công nguyên trên đèo này là một trong những cửa ải chính yếu qua núi của Trường Thành. Tham quan di tích cổ, ngắm toàn cảnh dãy núi Quân Đô và Thái Hằng cùng những thung lũng núi từ xa.
Vạn Lý Trường Thành Cư Dung Quan là đoạn thành cổ gần Bắc Kinh nhất. Đoạn thành được xây dựng từ năm 770 - 221 trước Công nguyên trên đèo này là một trong những cửa ải chính yếu qua núi của Trường Thành. Tham quan di tích cổ, ngắm toàn cảnh dãy núi Quân Đô và Thái Hằng cùng những thung lũng núi từ xa.
Học bổng Chương trình Vạn Lý Trường Thành của UNESCO dành cho sinh viên các nước đang phát triển, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trao cho UNESCO sử dụng cho năm học 2021 bảy mươi lăm (75) học bổng dành cho các nghiên cứu nâng cao ở cấp đại học và sau đại học.
Những học bổng này vì lợi ích của việc phát triển các Quốc gia Thành viên ở Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu và Bắc Mỹ và khu vực Ả Rập. Học bổng dành cho sinh viên các nước đang phát triển
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. UNESCO khuyến khích hòa bình quốc tế và sự tôn trọng phổ quát đối với quyền con người bằng cách thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia.
Ứng viên đăng ký các chương trình học giả phổ thông phải dưới bốn mươi lăm (45) tuổi và đã hoàn thành ít nhất hai năm học đại học; và những người đăng ký các chương trình học giả cao cấp phải là người có bằng thạc sĩ hoặc phó giáo sư (hoặc cao hơn) và dưới năm mươi (50) tuổi.
Học bổng Chương trình Vạn Lý Trường Thành của UNESCO
Cấp độ: Học bổng dành cho các nghiên cứu nâng cao ở cấp độ đại học và sau đại học.
Chủ đề có sẵn: Học bổng được cung cấp trong các lĩnh vực nghiên cứu được đề xuất tại các trường đại học Trung Quốc được lựa chọn.
Số lượng Giải thưởng: 75 suất học bổng được trao.
Quyền lợi học bổng: Chương trình Great Wall cung cấp học bổng toàn phần bao gồm miễn học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế toàn diện. Vui lòng tham khảo Giới thiệu về CGS — Phạm vi và Tiêu chuẩn để biết chi tiết của từng mục. UNESCO đài thọ tiền vé du lịch quốc tế, trợ cấp tiêu vặt hàng tháng và trợ cấp thôi việc.
Quốc tịch: Các ứng viên đến từ Châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, các Quốc gia Ả Rập, Châu Mỹ Latinh và Caribean, Châu Âu và Bắc Mỹ có thể đăng ký học bổng này.
Danh sách các quốc gia: Angola, Benin, Botswana, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Cape Verde, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Comoros, Congo, Cote d’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Djibouti, Guinea Xích đạo, Eritrea, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Kenya, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Mauritius, Mozambique, Namibia, Niger, Nigeria, Rwanda, Sao Tome và Principe, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Nam Phi, Swaziland, Togo, Uganda, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, Zambia, Zimbabwe, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Quần đảo Cook, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Iran (Cộng hòa Hồi giáo), Kazakhstan, Kiribati, Kyrgyzstan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Maldives, Quần đảo Marshall, Micronesia, Mông Cổ, Myanmar, Nauru, Nepal, Niue, Palau, Pakistan,Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Quần đảo Solomon, Sri Lanka, Tajikistan, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga, Turkmenistan, Tuvalu, Uzbekistan, Vanuatu, Việt Nam, Algeria, Ai Cập, Iraq, Jordan, Lebanon, Libya, Mauritania, Maroc , Palestine, Sudan, Cộng hòa Ả Rập Syria, Tunisia, Yemen, Argentina, Belize, Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Cuba, Dominica, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Grenada, Guatemala, Guyana, Haiti, Honduras, Jamaica, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Venezuela, Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia và Herzegovina, Georgia, Cộng hòa Moldova, Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Serbia, Ukraine
Yêu cầu đầu vào: Ứng viên đăng ký các chương trình học giả phổ thông phải dưới bốn mươi lăm (45) tuổi và đã hoàn thành ít nhất hai năm học đại học; và những người đăng ký các chương trình học giả cao cấp phải là người có bằng thạc sĩ hoặc phó giáo sư (hoặc cao hơn) và dưới năm mươi (50) tuổi.
Yêu cầu về tiếng Anh: Những học bổng này, trong hầu hết các trường hợp sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh. Trong một số trường hợp đặc biệt, ứng viên có thể được yêu cầu học tiếng Trung Quốc trước khi bắt đầu nghiên cứu / học tập trong lĩnh vực họ quan tâm. Ứng viên từ bên ngoài nước sở tại thường sẽ cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể về tiếng Anh / ngôn ngữ khác để có thể theo học tại đó.
Hạn chót: Hạn nộp hồ sơ là ngày 20 tháng 4 năm 2021.
http://www.unesco.org/new/en/fellowships/programmes/unescope People’s-republic-of-china-the-great-wall-co-sponsored-fellowships-programme/
Học bổng dành cho sinh viên các nước đang phát triển, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trao cho UNESCO sử dụng cho năm học 2021 bảy mươi lăm (75) học bổng dành cho các nghiên cứu nâng cao ở cấp đại học và sau đại học.
Để tìm hiểu thêm thông tin học bổng
Các bạn có thể truy cập xem thêm vào trang: Kênh du học Việt-Trung
Hoặc Group: Hỗ trợ tự apply học bổng Trung Quốc
Facebook Cty : học bổng Trung Quốc
(Thời Báo VHNT, 24-10-2024) - Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, đồng thời nhìn nhận lại những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1925 – 2025), tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/10.
Trường Mỹ thuật Đông Dương được Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn theo Nghị định ký ngày 27/10/1924 tại Hà Nội. Trường khai giảng khóa học đầu tiên vào năm 1925 - đây cũng là mốc son đánh dấu sự ra đời và quá trình phát triển của Trường Mỹ thuật Đông Dương.
Từ năm 1925, trên mô hình và hệ thống sư phạm của phương Tây (Trường Mỹ thuật quốc gia Paris) kết hợp với việc khai thác nghệ thuật truyền thống Việt Nam đã đào tạo những nghệ nhân An Nam trở thành những nghệ sĩ. Từ ngôi trường này, ý thức nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã được đánh thức, nuôi dưỡng.
Bên cạnh sự khuyến khích của những người thầy Pháp và sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo mỹ thuật, các nghệ sĩ đã tìm ra hình thức, chất liệu, kỹ thuật đặc trưng của người Việt. Chính vì vậy, giai đoạn 1925-1945 được coi như nền móng có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Đặng Thị Phong Lan - Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết, từ khi hình thành đến nay, tên gọi của trường đã thay đổi theo những giai đoạn khác nhau: Trường Mỹ thuật Đông Dương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật, Trường Mỹ thuật Trung cấp, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Theo TS Đặng Thị Phong Lan, dù có sự thay đổi tên gọi nhưng sứ mạng của Nhà trường từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đến Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam luôn giữ vững những giá trị cốt lõi: sáng tạo là bản chất, sáng tạo luôn gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa, con người Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường luôn gắn với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại với những bối cảnh và nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Qua đó cho thấy ý nghĩa và vai trò của giai đoạn Mỹ thuật Đông Dương đối với sứ mạng và lịch sử hình thành của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng khẳng định sức ảnh hưởng và tác động của to lớn của trường Mỹ thuật Đông Dương trong việc tạo nên một bước ngoặt quan trọng đối với mỹ thuật truyền thống để chuyển qua một giai đoạn mới, kể từ đây, mỹ thuật Việt Nam phát triển theo con đường dân tộc – hiện đại để hòa nhập vào nền mỹ thuật thế giới.
Tại hội thảo, các diễn giả là các nhà nghiên cứu, học giả, nghệ sĩ tập trung làm rõ các nội dung: Bối cảnh hình thành và sứ mạng của trường Mỹ thuật Đông Dương; Quan điểm giáo dục của Nhà trường và tinh thần tiếp thu văn hóa Pháp trên cơ sở văn hóa Việt Nam của thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương; Nghệ thuật và phong cách, chất liệu mới của các thế hệ thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925 -1945; Ảnh hưởng về quan niệm thẩm mỹ, phương pháp đào tạo của trường Mỹ thuật Đông Dương trong diễn trình lịch sử của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương với nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Phát biểu tham luận tại hội thảo, nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương đã đưa ra một số kiến giả về “phong cách mỹ thuật Đông Dương”. Theo bà, “phong cách mỹ thuật Đông Dương” rất đa dạng và Trường Mỹ thuật Đông Dương là một nền tảng cơ bản hình thành nên phong cách đó.
Trong đó, bút pháp, ngôn ngữ nghệ thuật thuộc “phong cách mỹ thuật Đông Dương” bao trùm các thể loại sơn dầu, sơn mài, lựa, in khắc gỗ, vẽ chì than, bột màu,… cùng với tiệc thu nạp, tiếp biến các ảnh hưởng từ phương Tây cho đến phương Đông.
Về đối tượng, hình tượng, chủ đề thường gặp ở “phong cách mỹ thuật Đông Dương” đó là phong cảnh nông thôn, miền núi, bến sông, bến thuyền, chùa chiền; cảnh sinh hoạt; chân dung thôn nữ, chân dung người nhà quê chất phác, chân dung các thiếu nữ tân thời qua áo dài; các chủ đề tình cảm dịu dàng, trìu mến như: thiếu nữ bên hoa sen, hoa cúc, hoa huệ, chị em, mẹ con, gia đình,…
Theo nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương, “phong cách mỹ thuật Đông Dương” đã thể hiện tương đối đầy đủ những ước nguyện trong sáng, an ành, mộng mơ, siêu thoát,… trong tinh thần mỹ cảm của người Việt – một tinh thần hướng tới cái đẹp ước vọng, cái đẹp mang màu sắc lạc quan, hy vọng, né tránh vùng tối khổ đau và rất đề cao cái đẹp có tính trang trí.
TS Phạm Trung cho rằng, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương được đánh giá như dấu ấn lịch sử quan trọng, là cái nôi đào tạo các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư thế hệ đầu tiên của Việt Nam.
“Thành tựu nghệ thuật, dấu ấn văn hóa để lại của các nghệ sĩ tiền bối qua 20 năm Trường Mỹ thuật Đông Dương trong lịch sử Việt Nam hiện đại là rất to lớn, đó là những vẻ đẹp nhân văn tự thân tỏa sáng. Đó là những giá trị về văn hóa tinh thần vẫn còn lưu dấu đến ngày hôm nay trong thẩm mỹ xã hội; là dấu ấn, ảnh hưởng lâu bền, day dứt đến thẩm mỹ của nhiều thế hệ họa sĩ trong cả nước những giai đoạn sau này và cả những thế hệ họa sĩ thành danh thời kỳ Đổi mới của mỹ thuật Việt Nam”, TS Phạm Trung cho hay.
Trong 20 năm tồn tại, Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925 – 1945) đã có những đóng góp to lớn đối với lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Đây là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc mà thành công của họ đã được khắc sâu vào lịch sử nghệ thuật nước nhà, là nơi đã cống hiến một tầng lớp họa sĩ tiên phong cho nền hội họa Việt Nam hiện đại và cũng là nơi góp phần hình thành một đội ngũ hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp của Việt Nam./.