Ngân Hàng Phát Hành Tín Phiếu

Ngân Hàng Phát Hành Tín Phiếu

Thống kê cho thấy, chỉ từ ngày 21/9 đến 25/9, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mở 3 phiên phát hành tín phiếu. Cụ thể, trong phiên 21/9, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%. Đến phiên 22/9, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành thành công 10.000 tỷ đồng tín phiếu 28 ngày, song số lượng thành viên trúng thầu đã tăng lên 5 và lãi suất trúng thầu giảm xuống còn 0,5%. Tại phiên ngày 25/9, kết quả có 4/13 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 10.000 tỷ đồng, lãi suất 0,49%. Các chuyên gia kinh tế nhận định, quy mô phát hành 3 đợt tín phiếu gần như không đổi nhưng số lượng thành viên trúng thầu tăng lên và lãi suất giảm xuống cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào. Việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống ngân hàng, không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cung cấp đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng. Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng vẫn đang tăng trưởng rất chậm. Tính đến ngày 15/9 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 5,56% (trong khi định hướng cả năm khoảng 14 - 15%) và chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 5,33% đến cuối tháng 8. Như vậy, trong 4 tháng cuối năm toàn hệ thống ngân hàng còn khoảng 8 - 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mục tiêu phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là hút tiền trên thị trường trong bối cảnh đang thừa tiền, không cho vay được. Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cũng cho rằng, động thái phát hành tín phiếu trở lại của Ngân hàng Nhà nước có thể được xem là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống. Đây là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Mặt khác, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Maybank (MSVN), động thái hút tiền của Ngân hàng Nhà nước cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá. MSVN cho rằng, việc hút tiền qua kênh tín phiếu sẽ giảm bớt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, từ đó giúp lãi suất liên ngân hàng nhích tăng để giảm bớt chênh lệch lãi suất, qua đó giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Báu - CEO Wi Group cho rằng, việc mở lại kênh phát hành tín phiếu là quyết định chính xác từ phía nhà điều hành để giảm đầu cơ tỷ giá trong hệ thống. Hiện nay, tỷ giá USD trong nước vẫn đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh đã bước sang tuần tăng điểm thứ 10 liên tiếp – nhịp tăng dài nhất trong gần một thập kỷ. Giá USD tại hầu hết ngân hàng trong nước đã vượt qua mốc 24.500 đồng, thậm chí tiến sát 24.600 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 800 đồng, tương đương 3,3%. Phân tích sâu hơn, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc phát hành tín phiếu sẽ giúp cân bằng tỷ giá bởi đang hút bớt VND ra khỏi lưu thông, như vậy tiền trên thị trường giảm bớt đi, làm giảm áp lực tỷ giá, VND và USD cân bằng nhau. Tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp. Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 hôm 19/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Chính vì thế, phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.

Thống kê cho thấy, chỉ từ ngày 21/9 đến 25/9, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mở 3 phiên phát hành tín phiếu. Cụ thể, trong phiên 21/9, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%. Đến phiên 22/9, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành thành công 10.000 tỷ đồng tín phiếu 28 ngày, song số lượng thành viên trúng thầu đã tăng lên 5 và lãi suất trúng thầu giảm xuống còn 0,5%. Tại phiên ngày 25/9, kết quả có 4/13 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 10.000 tỷ đồng, lãi suất 0,49%. Các chuyên gia kinh tế nhận định, quy mô phát hành 3 đợt tín phiếu gần như không đổi nhưng số lượng thành viên trúng thầu tăng lên và lãi suất giảm xuống cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào. Việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống ngân hàng, không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cung cấp đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng. Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng vẫn đang tăng trưởng rất chậm. Tính đến ngày 15/9 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 5,56% (trong khi định hướng cả năm khoảng 14 - 15%) và chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 5,33% đến cuối tháng 8. Như vậy, trong 4 tháng cuối năm toàn hệ thống ngân hàng còn khoảng 8 - 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mục tiêu phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là hút tiền trên thị trường trong bối cảnh đang thừa tiền, không cho vay được. Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cũng cho rằng, động thái phát hành tín phiếu trở lại của Ngân hàng Nhà nước có thể được xem là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống. Đây là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Mặt khác, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Maybank (MSVN), động thái hút tiền của Ngân hàng Nhà nước cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá. MSVN cho rằng, việc hút tiền qua kênh tín phiếu sẽ giảm bớt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, từ đó giúp lãi suất liên ngân hàng nhích tăng để giảm bớt chênh lệch lãi suất, qua đó giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Báu - CEO Wi Group cho rằng, việc mở lại kênh phát hành tín phiếu là quyết định chính xác từ phía nhà điều hành để giảm đầu cơ tỷ giá trong hệ thống. Hiện nay, tỷ giá USD trong nước vẫn đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh đã bước sang tuần tăng điểm thứ 10 liên tiếp – nhịp tăng dài nhất trong gần một thập kỷ. Giá USD tại hầu hết ngân hàng trong nước đã vượt qua mốc 24.500 đồng, thậm chí tiến sát 24.600 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 800 đồng, tương đương 3,3%. Phân tích sâu hơn, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc phát hành tín phiếu sẽ giúp cân bằng tỷ giá bởi đang hút bớt VND ra khỏi lưu thông, như vậy tiền trên thị trường giảm bớt đi, làm giảm áp lực tỷ giá, VND và USD cân bằng nhau. Tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp. Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 hôm 19/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Chính vì thế, phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.

Mục đích của phát hành tín phiếu ra thị trường

Tín phiếu được phát hành nhằm tạo ra lợi nhuận thông qua lãi suất, tối giản hóa số tiền đang lưu thông trên thị trường tiền tệ, đồng thời cũng là để thắt chặt tiền tệ và điều tiết đồng tiền luân chuyển.

Sử dụng tín phiếu giúp chống lại tình trạng lạm phát, kích thích hoạt động và tình hình kinh tế giữa các tổ chức, doanh nghiệp tài chính, tạo ra lợi nhuận, tối giản hóa số tiền đang lưu thông.

Mệnh giá của tín phiếu thường là bội số của 100 ngàn đồng, được in trên tín phiếu. Giá bán tín phiếu được tính theo công thức sau:

MG là mệnh giá ban đầu của tín phiếu

L là lãi suất của tín phiếu (%/năm)

t là thời hạn của tín phiếu (ngày)

Phân biệt tín phiếu và trái phiếu

Ngắn hạn, dưới 1 năm (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 364 ngày)

Trung và dài hạn, từ 1 đến 5 năm hoặc trên 10 năm

Độ an toàn cực cao, gần như không có rủi ro

Rủi ro mất tiền nếu tổ chức phát hành bị phá sản

Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức chính phú

Kho bạc Nhà nước hoặc các doanh nghiệp

Các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính

Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin về các loại tín phiếu và cách thức phát hành cũng như những quy định của pháp luật về tín phiếu. Hy vọng có thể giúp các bạn hiểu về loại giấy tờ có giá này. Hãy theo dõi TOPI để biết thêm những phương thức đầu tư hiệu quả nhất, thu về lợi ích cao nhất nhé.

Định nghĩa về tín phiếu là gì còn gây thắc mắc cho nhiều người khi tìm hiểu về kênh đầu tư này, đặc biệt là khi nó rất dễ nhầm lẫn với trái phiếu. Trong bài viết sau đây, VNSC sẽ chia sẻ về khái niệm tín phiếu hay cách phân biệt đúng tín phiếu và trái phiếu đầu tư. Cùng tham khảo kỹ càng những quy định pháp luật về tín phiếu để có kế hoạch đầu tư hiệu quả nhất nhé!

Tín phiếu được hiểu là loại chứng chỉ ghi nhận một khoản nợ được phát hành trực tiếp bởi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhờ đó, đây được coi là một hình thức huy động thêm các nguồn vốn từ xã hội thông qua vay vốn.

Tín phiếu sẽ xác nhận và ghi rõ ràng các quyền của chủ nợ cũng như những nghĩa vụ của bên phát hành tín phiếu. Thông thường thời hạn sử dụng tín phiếu chỉ trong một khoảng ngắn dưới 1 năm, thường là trong kỳ 3 tháng, kỳ 6 tháng, kỳ 9 tháng hoặc kỳ 1 năm.

Các loại tín phiếu để đầu tư hiện nay

Tín phiếu hiện đang có 2 loại chính để các nhà đầu tư tham khảo, mỗi loại có đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Cụ thể gồm:

Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu Chính phủ được phát hành thông qua bên chủ thế là Kho bạc nhà nước, với mục đích chính đảm bảo cân bằng ngân sách, tạo điều kiện để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường tài chính.

Nguồn vốn huy động được qua phát hành tín phiếu kho bạc sẽ được sử dụng vào những thiếu hụt ngân sách trong khoảng ngắn hạn. Chính phủ có nhiều cách thức để đảm bảo thanh toán khoản nợ, ví dụ như: in ấn thêm tiền, tăng mức thuế,… nên tín phiếu có tính thanh khoản cao và đúng hạn. Chính vì vậy, tín phiếu kho bạc được công nhận là hình thức đầu tư mang tính ổn định cao, khả năng thanh khoản tốt và cực ít rủi ro.

Một vài đặc trưng chính của loại tín phiếu này:

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chính sách tiền tệ của những tổ chức tài chính ngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Đặc điểm nổi bật của loại tín phiếu ngân hàng này như sau: