Sư Phạm Tiếng Anh Khối A1 2024 Tphcm

Sư Phạm Tiếng Anh Khối A1 2024 Tphcm

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc có tốt không?

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc có tốt không?

Học ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào?

Khối lượng kiến thức tối thiểu cho toàn khóa học là 139 tín chỉ bao gồm học phần bắt buộc, học phần lựa chọn bắt buộc, học phần tốt nghiệp, học phần thực tập.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân ngoại ngữ ngành tiếng Trung Quốc có trình độ đại học chuẩn mực, chất lượng cao, có đạo đức, sức khỏe, kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lực trình độ cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ có những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng như:

Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.

– Đạt được khối lượng kiến thức khoa học xã hội, nhân văn cần thiết đối với một chuyên gia ngôn ngữ;

– Đạt được các kiến thức toàn diện về tiếng Trung Quốc;

– Được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp học tập và nghiên cứu ở đại học, tạo cơ sở cho sinh viên tiếp tục học cao hơn với các chương trình sau đại học.

– Đạt được năng lực sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc (nghe, nói, đọc, viết), bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học;

– Được trang bị các kỹ năng cần thiết về lý luận dịch, kỹ năng-kỹ thuật nghiệp vụ phiên dịch và biên dịch tiếng Trung;

– Được trang bị những kiến thức tiếng Trung sử dụng trong ngành thương mại;

– Được trang bị những kiến thức tiếng Trung sử dụng trong nghiệp vụ  du lịch.

Review ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm TPHCM (HCMUE) – Ngôn ngữ “Quyền lực” trong thời đại hiện nay!

Trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước, ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng như một cây cầu kết nối tri thức nhân loại, mở ra cơ hội hợp tác, giao lưu quốc tế. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc tham gia vào hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Điều này đã đặt ra yêu cầu phải có đội ngũ nhân lực đào tạo Tiếng Trung Quốc, để có thể cung cấp nhân lực đáp ứng với xu thế hiện tại. Chính vì lẽ đó, ngành Sư phạm Tiếng Trung ra đời, mang trong mình sứ mệnh kết nối tri thức giữa các nền văn hóa. Hôm nay hãy cùng Hocmai.vn tìm hiểu những điều thú vị về ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm TPHCM nhé!

Ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ

Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc là gì?

Sư phạm Tiếng Trung Quốc hay còn có tên tiếng Anh là: Chinese Language Teacher Education là ngành chuyên đào tạo ra nguồn nhân lực là các cư nhân Sư phạm thực hiện công tác giảng dạy tiếng Trung tại các trường THPT, THCS hoặc các trung tâm ngoại ngữ. Đây là ngành học nhằm góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay.

Là sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng sau:

– Kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hoá – văn học Trung Quốc;

– Có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ được học ở mức độ thành thạo; cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng;

– Có đầy đủ những kiến thức về lý luận dạy học Tiếng Trung, về chương trình Tiếng Trung và thực tiễn dạy học Tiếng Trung;

– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình giảng dạy Tiếng Trung;

– Có năng lực giảng dạy Tiếng Trung, thực hiện tốt các công việc của một giáo viên, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu cần phát triển của giáo dục.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu; làm việc trong các ngành nghề sử dụng tiếng Trung Quốc như biên – phiên dịch, du lịch, nhà hàng, khách sạn, ngoại giao, truyền thông…