Trong thời kỳ mang thai, việc mẹ bầu duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng gây tác động đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì thế, nên lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu là điều cần thiết mà bạn nên tìm hiểu kỹ. Trong bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn bật mí bà bầu nên ăn gì cũng như những loại thực phẩm tốt cho mẹ và bé.
Trong thời kỳ mang thai, việc mẹ bầu duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng gây tác động đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì thế, nên lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu là điều cần thiết mà bạn nên tìm hiểu kỹ. Trong bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn bật mí bà bầu nên ăn gì cũng như những loại thực phẩm tốt cho mẹ và bé.
Chọn thực phẩm nào cho bà bầu hay bà bầu nên ăn gì là những thắc mắc phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là một số thực phẩm tốt, dinh dưỡng cho mẹ và bé:
Sữa là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là protein và canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương và răng cho thai nhi. Protein có trong sữa giúp thúc đẩy phát triển cơ bắp của em bé. Cả 2 chất này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Ngoài ra, sữa chua, đặc biệt là sữa chua kiểu Hy Lạp, cũng mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho phụ nữ mang thai. Đặc điểm nổi bật của sữa chua kiểu Hy Lạp là hàm lượng canxi vượt trội so với các sản phẩm sữa khác, giúp tăng cường sự phát triển của hệ xương cho thai nhi. Sữa chua còn chứa các men vi sinh quan trọng, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ hay Dị ứng trong quá trình mang thai.
Trứng có nguồn dưỡng chất phong phú, bao gồm sắt, vitamin D, canxi,… nên rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ sức khỏe của người mẹ mang thai. Mẹ bầu có thể thưởng thức các món ăn từ trứng như trứng rán lá ngải, thịt kho trứng, trứng luộc,…
Cá hồi là một nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú, chứa omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất,… có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và trí tuệ của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu có thể khéo léo chế biến các món ăn từ cá hồi như cháo cá hồi, cá hồi áp chảo,…
Dầu gan cá thường được sản xuất từ gan của cá tuyết, chứa chất béo omega-3 EPA và DHA, cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Thêm vào đó, dầu cá cũng chứa lượng lớn vitamin D.
Một lượng dầu cá thích hợp (15ml) sẽ cung cấp cho cơ thể thai phụ nhiều hơn lượng omega-3, vitamin D và vitamin A được đề xuất hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên tiêu thụ quá mức này mỗi ngày.
Thịt nạc là một nguồn thực phẩm phổ biến và có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và dinh dưỡng. Với hàm lượng dinh dưỡng của đạm (protein) với khoảng 20g protein trong mỗi 100g thịt nạc, việc bổ sung đạm thường xuyên từ thịt nạc trong suốt thai kỳ giúp đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C, nhóm vitamin B và đặc biệt là Beta caroten – một dạng tiền vitamin A, giúp tăng khả năng hấp thu sắt và phòng ngừa tình trạng Thiếu máu trong thời kỳ mang thai.
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu trắng và các loại khác,… có thể được nấu thành các món cháo, chè, hầm gà, hầm bò. Đậu cũng chứa nhiều chất sắc, chất xơ, kẽm, folic,… rất tốt cho thai nhi và người mẹ hoặc có thể giúp xử lý vấn đề táo bón khi mang thai.
Ngũ cốc là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng mang thai, bởi chúng cung cấp ít chất béo, lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời, các loại ngũ cốc dễ tiêu hóa và thích hợp làm món ăn vặt, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, phòng ngừa bệnh đột quỵ và rối loạn tim mạch.
Vậy mẹ bầu nên ăn gì theo từng giai đoạn thai kỳ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển? Dưới đây là những thông tin chi tiết về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu tham khảo:
Trong 3 tháng đầu tiên, nhiều phụ nữ trải qua cảm giác ốm nghén, cảm giác khó chịu, thậm chí buồn nôn mỗi khi đối diện với thức ăn. Tuy nhiên, vì giai đoạn này chính là thời kỳ hình thành hầu hết các cơ quan quan trọng của thai nhi, việc duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng thực phẩm, nhiều rau xanh và trái cây là vô cùng quan trọng.
Các khoáng chất thiết yếu như axit folic, canxi hay sắt cần được tăng cường bổ sung trong suốt 9 tháng mang thai để ngăn ngừa Thiếu máu và loãng xương. Ngoài ra, trong giai đoạn này, thai nhi rất nhạy cảm với các tác nhân gây hại từ môi trường nên mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc và chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của mình.
Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì thì bố mẹ cũng nên quan tâm đến những thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ, điển hình như:
Hy vọng bài viết phía trên đã giúp bạn giải đáp phần nào bà bầu nên ăn gì và tránh ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thai kỳ. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chất lượng sản phẩm tổ yến Việt Nam được đánh giá vượt trội so với các nước trong khu vực, rất được khách Trung Quốc ưa chuộng. Với giá thị trường quốc tế dao động khoảng 2.000 USD/kg, tiềm năng từ thị trường hơn 1 tỷ dân này rất lớn.
Ngày 27/12, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) có văn bản gửi Chi cục Thú y các vùng I, II, III, IV, V, VI, VII; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh; Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thúy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các doanh nghiệp, hiệp hội, hội có hoạt động kinh doanh, chế biến tổ yến về việc hướng dẫn đăng ký xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo Cục Thú y, hiện đơn vị đang chủ động, tích cực trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu tổ yến. Việc xuất khẩu tổ yến của Việt Nam chỉ có thể thực hiện được khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
Để chuẩn bị kỹ các điều kiện, nội dung và có thể xuất khẩu được tổ yến ngay khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn doanh nghiệp quy trình đăng ký xuất khẩu.
Theo đó, doanh nghiệp cần đăng ký mã số nhà nuôi chim yến với địa phương nơi có nhà nuôi chim yến theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, hướng dẫn tại công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 của Bộ NN-PTNT.
Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cần gửi văn bản đến Cục Thú y đề nghị hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc.
Văn bản gồm có: danh sách các nhà nuôi chim yến cung cấp tổ yến nguyên liệu cho doanh nghiệp (mã số nhà yến, tên, địa chỉ nhà yến, diện tích và sản lượng nhà yến); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (để làm thủ tục xác nhận tài khoản doanh nghiệp trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan Trung Quốc); các giấy chứng nhận quản lý chất lượng của cơ sở chế biến tổ yến (chứng nhận HACCP, ISO…).
Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục Thú y sẽ hướng dẫn giám sát dịch bệnh tại các nhà nuôi chim yến, giám sát an toàn thực phẩm tại cơ sở chế biến tổ yến xuất khẩu; chỉ đạo các Chi cục Thú y vùng lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện giám sát.
Sau khi có kết quả giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm đạt yêu cầu, các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu với Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo quy định tại Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Sau khi doanh nghiệp khai báo và tải các giấy tờ theo yêu cầu lên hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Cục Thú y sẽ bổ sung thư xác nhận doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư (đã được giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm) và gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, quyết định.
Kết quả đăng ký doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo trực tiếp cho doanh nghiệp qua tài khoản doanh nghiệp đăng ký.
Doanh nghiệp được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận sẽ thực hiện các thủ tục xuất khẩu tổ yến theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm động vật tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký và có hiệu lực từ ngày 09/11/2022.
Thực hiện Nghị định thư, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị phổ biến thông tin vào ngày 22/11 và ban hành công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện.
Trước đó, ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ông đã ký hoàn tất nghị định thư (đã được phía Trung Quốc ký trước) về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc.
Theo đó, Bộ NN-PTNT chính thức khởi động xúc tiến công tác chuẩn bị để sớm xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc.
Chiều 22/11, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư các yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc.
Sau hơn 4 năm đàm phán, Trung Quốc đã ký Nghị định thư với Việt Nam các yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nghị định thư bao gồm 16 điều về các quy định đối với nhà nuôi chim yến, doanh nghiệp chế biến tổ yến, doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu đối với bao bì, ghi nhãn, yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Cục Thú y cũng lưu ý, sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư sẽ bị Tổng cục Hải quan Trung Quốc tạm giữ, xử lý, trả lại hoặc tiêu hủy.
Theo Bộ NN-PTNT, năm 2017, số lượng nhà yến tại Việt Nam chỉ khoảng 7.000 nhưng đến thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 30.000. Sản lượng tổ yến của Việt Nam ước tính khoảng 200 tấn/năm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, với khoảng 300 tấn, chiếm 80% thị phần toàn cầu.
Với lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260km, diện tích mặt nước biển trên 1.000 triệu km2, nhiều đảo và các dãy núi… Việt Nam có tiềm năng rất lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi, chế biến sản phẩm tổ yến.
Chất lượng sản phẩm tổ yến Việt Nam được đánh giá vượt trội so với các nước trong khu vực, nhờ vậy, sản phẩm tổ yến Việt Nam rất được khách Trung Quốc ưa chuộng. Với giá thị trường quốc tế dao động khoảng 2.000 USD/kg, tiềm năng từ thị trường này rất lớn.
Tại Hội nghị trên, ông Tống Xuân Chinh – Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo: “Cơ hội đã đến với nghề nuôi chim yến lấy tổ, tuy nhiên, chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ hơn. Khi có sản phẩm rồi, cần phải thực hiện đáp ứng các yêu cầu, điều kiện.
Cụ thể, các tổ chức nuôi yến phải kê khai, đăng ký với chính quyền cấp xã, phải tiến hành thẩm định, kiểm định chất lượng, thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý… Yếu tố quan trọng đầu tiên là vùng nuôi chim yến phải hợp pháp, phù hợp với quy hoạch được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Hiện các tỉnh đã có bước triển khai nhưng vẫn còn chậm, chỉ 26 tỉnh ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh quy hoạch vùng nuôi chim yến”.
Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Yến sào Việt Nam cho biết: “Về pháp lý, hiện có khoảng 80% nhà yến chưa hợp pháp, chưa phù hợp quy hoạch của địa phương, do đó không cấp mã định danh được. Các tiêu chí, chỉ tiêu yêu cầu của tổ yến xuất khẩu cũng khá cao, nhiều nơi không đạt được. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của các bộ ngành để tạo điều kiện cho vùng nuôi được hợp thức hóa”.
Nhiều người nhận định, việc xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang thị trường khổng lồ Trung Quốc là tin vui với người dân, doanh nghiệp trong ngành, nhưng khó khăn phía trước vẫn còn rất lớn.